Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK

Về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chu tich Quoc hoi: Can danh gia ky ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo SGK
 Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Ảnh: QH.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới. Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.

"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 

Về vấn đề chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, Nghị quyết 29 yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo phải “bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”, “chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”. Luật Giáo dục năm 2019 quy định về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục là “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cơ bản đồng tình cơ bản với đề nghị của Đoàn giám sát. Theo đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT các bộ, các ngành và địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát.

Liên quan đến xây dựng bộ SGK, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, tại các cấp học, môn học đã có một số bộ SGK được xã hội hóa. Vấn đề này cần có đánh giá cụ thể kết quả thực hiện khi Nghị quyết giám sát được ban hành, từ đó có báo cáo đầy đủ, chính xác hơn.

Phó Thủ tướng khẳng định, Nhà nước phải luôn đóng vai trò chủ đạo, có trách nhiệm từ khâu xây dựng chương trình, thẩm định, lựa chọn SGK theo đúng tinh thần của Nghị quyết 88. Mặc dù lựa chọn phương án xã hội hóa để thu hút các chuyên gia, nhà giáo dục, các thầy cô giáo tham gia xây dựng các bộ SGK nhưng Bộ GD&ĐT phải có trách nhiệm kiểm soát chất lượng bộ SGK này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ nghiêm túc đánh giá toàn diện hơn, đánh giá đầy đủ hơn về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ SGK nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm. Bộ trưởng đề nghị Đoàn giám sát Quốc hội cân nhắc bỏ đề xuất giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

 
Mời quý độc giả xem video: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi về ChatGPT. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh làm Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã được bầu làm Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.

Ngày 10/8, tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028.
Tham dự Đại hội có các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học nguyên là lãnh đạo Hội qua các thời kỳ cùng với 178 đại biểu chính thức, thay mặt cho tổng số hơn 1.300 hội viên.

Từ 16/8 - 31/8/2023: Ba con giáp cát vận ập đến, giàu sang khỏi bàn

Từ 16/08 - 31/08 khi cát vận ập đến, phong sinh thủy khởi, ba con giáp sau đây sẽ có vận thế, tài vận khởi sắc nhất trong số 12 con giáp.

Tu 16/8 - 31/8/2023: Ba con giap cat van ap den, giau sang khoi ban
 Người tuổi Ngọ là người phóng khoáng, rất rộng rãi với bạn bè, không tính toán so đo thiệt hơn. Con giáp này khi đã cho ai vay tiền thì sẽ không chủ động đòi mà đợi bạn bè tự động trả lại nên tiền bạc nhiều khi thiếu hụt.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.