Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 16/8 yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm SGK và sách giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành SGK bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước, khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, chiều 14/8, tại phiên thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo ông Sơn, Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.
"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hiểu đúng về Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. 
Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học 2023-2024, ở cấp tiểu học, việc thay sách đã đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11. Việc thay sách sẽ hoàn tất vào năm 2025. Hiện có 3 bộ SGK của hai nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK sẽ do các trường quyết định.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới":

(Nguồn: VTV24)

Bộ trưởng GD&ĐT: Cân nhắc bỏ đề xuất thêm bộ SGK của Nhà nước

Cho rằng, chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi, vậy có cần một bộ SGK của Nhà nước hay không?

Bộ trưởng GD&ĐT: Cân nhắc bỏ đề xuất thêm bộ SGK của Nhà nước
Cân nhắc đề xuất về bộ SGK của Nhà nước
Chiều 14/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên giám sát về thực hiện các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK

Về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK
Chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chu tich Quoc hoi: Can danh gia ky ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo SGK
 Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Ảnh: QH.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới. Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.

"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 

Về vấn đề chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, Nghị quyết 29 yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo phải “bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”, “chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”. Luật Giáo dục năm 2019 quy định về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục là “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cơ bản đồng tình cơ bản với đề nghị của Đoàn giám sát. Theo đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT các bộ, các ngành và địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát.

Liên quan đến xây dựng bộ SGK, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, tại các cấp học, môn học đã có một số bộ SGK được xã hội hóa. Vấn đề này cần có đánh giá cụ thể kết quả thực hiện khi Nghị quyết giám sát được ban hành, từ đó có báo cáo đầy đủ, chính xác hơn.

Phó Thủ tướng khẳng định, Nhà nước phải luôn đóng vai trò chủ đạo, có trách nhiệm từ khâu xây dựng chương trình, thẩm định, lựa chọn SGK theo đúng tinh thần của Nghị quyết 88. Mặc dù lựa chọn phương án xã hội hóa để thu hút các chuyên gia, nhà giáo dục, các thầy cô giáo tham gia xây dựng các bộ SGK nhưng Bộ GD&ĐT phải có trách nhiệm kiểm soát chất lượng bộ SGK này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ nghiêm túc đánh giá toàn diện hơn, đánh giá đầy đủ hơn về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ SGK nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm. Bộ trưởng đề nghị Đoàn giám sát Quốc hội cân nhắc bỏ đề xuất giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

 
Mời quý độc giả xem video: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi về ChatGPT. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Kiến nghị về lương “nóng” cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Gần 2.000 ý kiến đề nghị về chế độ chính sách giáo viên đã được gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nhiều giáo viên cho biết, lương không đủ sống khiến họ muốn bỏ nghề.

Kiến nghị về lương “nóng” cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Sáng 15/8, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết, có  gần 2.000 ý kiến đề nghị về chế độ chính sách giáo viên. Theo đó, giáo viên phản ánh tiền lương rất thấp so với mức sống của toàn xã hội, dù có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người phải làm thêm ngoài giờ lên lớp nên hạn chế việc tự học, trau dồi chuyên môn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.