Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc, đứng thứ 59 thế giới

Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước).

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc, đứng thứ 59 thế giới
Chiều 18/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành. Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Việt Nam tăng 5 bậc các quốc gia tốt nhất về giáo dục
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.
Giao duc Viet Nam tang 5 bac, dung thu 59 the gioi
 Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành giáo dục.
Ngành giáo dục đã tích cực xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới; triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình Giáo dục thường xuyên mới theo lộ trình.

Năm học qua cả nước có 15.334 cơ sở giáo dục mầm non (giảm 67 trường so với năm học trước) và 25.467 cơ sở giáo dục phổ thông.

Cả nước có 1.976.744 học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp Tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27. Tuy nhiên, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp vượt tỉ lệ quy định như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai... 

Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế đạt kết quả cao với 11 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 12 huy chương đồng và 5 bằng khen.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT chung toàn quốc đạt 98,88%, phản ánh khách quan kết quả học tập của các thí sinh và chất lượng dạy học ở các địa phương.

Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023 tại Hoa Kỳ; các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.

Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước).

Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định; hệ thống quản trị nhà trường được ưu tiên kiện toàn, hoàn thiện; tuyển sinh giáo dục đại học cơ bản giữ ổn định qua các năm, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh.

Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022-2026.

Bộ GD&ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.

Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.

Mới đây, ngày 15/8, Bộ GD&ĐT tổ chức thành công chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023".

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ được đông đủ nhất đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục trong cả nước. Chương trình được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Bộ GD&ĐT kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và khoảng 40 nghìn điểm cầu tại địa phương, cơ sở giáo dục trên khắp mọi miền đất nước, với sự tham dự của gần 1 triệu giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. 

Vẫn còn áp lực tuyển sinh đầu cấp 

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. 

Trong đó, vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023. Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn.
Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn bất cập; vẫn còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp và áp lực tuyển sinh đầu cấp, nhất là tại Hà Nội và TP HCM.
Việc các trường tổ chức dạy học theo các tổ hợp lựa chọn không giống nhau đã khiến cho việc thay đổi tổ hợp và chuyển trường của học sinh lớp 10 năm nay gặp nhiều trở ngại.
Vẫn còn có một số cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lồng ghép việc bán sách giáo khoa đi kèm với sách tham khảo, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh và xã hội.
Năm học 2023-2024, ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Năm học 2023-2024, toàn ngành giáo dục tập trung triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm với chủ đề "Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo".
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) chia sẻ bên hành lang Quốc hội về niềm tự hào, hạnh phúc nhất khi là một cô giáo. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.


Bộ trưởng GD&ĐT: Cân nhắc bỏ đề xuất thêm bộ SGK của Nhà nước

Cho rằng, chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi, vậy có cần một bộ SGK của Nhà nước hay không?

Bộ trưởng GD&ĐT: Cân nhắc bỏ đề xuất thêm bộ SGK của Nhà nước
Cân nhắc đề xuất về bộ SGK của Nhà nước
Chiều 14/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên giám sát về thực hiện các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Lòng bàn tay có đặc điểm này có thể báo hiệu số giàu sang

Theo quan điểm của nhân tướng học, nếu lòng bàn tay có những đặc điểm này báo hiệu chủ nhân giàu sang suốt đời.

Lòng bàn tay có đặc điểm này có thể báo hiệu số giàu sang

Long ban tay co dac diem nay co the bao hieu so giau sangLòng bàn tay đầy đặn và có tính đàn hồi. Những người có lòng bàn tay đầy đặn là người có cơ thể khỏe mạnh, dồi dào sức sống. Đây là điều kiện cơ bản của người có đường tài vận hưng thịnh sau này.

Long ban tay co dac diem nay co the bao hieu so giau sang-Hinh-2Dù trong công việc hay cuộc sống thì họ luôn tràn trề nhiệt huyết, nỗ lực thăng tiến.

Từ xưa người ta đốt ba nén hương, ba nén hương tượng trưng điều gì?

Thắp hương, lễ Phật có từ xa xưa, là hoạt động không mê tín dị đoan. Chúng ta sẽ không nói mê tín, khi chúng ta thắp hương, sẽ phát hiện từ cổ chí tôn hương đốt ba nén, vì sao?

Từ xưa người ta đốt ba nén hương, ba nén hương tượng trưng điều gì?

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.