Robot sinh con với người: Cơ chế cụ thể ra sao?

Các tiến bộ về công nghệ tế bào gốc và nano giúp viễn cảnh khó tin này sẽ thành hiện thực.

Tiến sĩ David Levy, chuyên gia hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, khẳng định con người và robot hoàn toàn có thể có con với nhau. Ông sẽ đưa ra giải thích cụ thể về cơ chế này trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Robot và Tình dục Thế giới trong ngày 20.12.
Trong 100 năm tới, robot và người sẽ có con chung.
Trong 100 năm tới, robot và người sẽ có con chung. 
Trước khi bài phát biểu được công bố, tờ Daily Star đã nói chuyện với ông Levy và tìm hiểu cơ chế của việc tưởng như chỉ có trong phim ảnh này. Theo tiến sĩ Levy, những tiến bộ trong công nghệ tế bào gốc và nhiễm sắc thể nhân tạo giúp thực hiện được tham vọng trên.
Tại đại học Ohio, các bác sĩ ở Trung tâm Y tế Wexner đã phát triển một con chip sử dụng công nghệ nano có gắn các mã gene để tiêm vào tế bào da. Trong tương lai, con chip này sẽ tích hợp mã gen của robot để gắn lên mã gene của con người. Sau đó, tế bào da này có thể được nuôi để phát triển thành hợp tử hoàn chỉnh và “nở” thành con.
“Viễn cảnh chỉ có ở tương lai đã xuất hiện gần hơn bao giờ hết khi chúng ta có thể sử dụng tế bào da người để tạo thành tinh trùng và trứng. Sau đó, hợp tử xuất hiện khi trứng-tinh trùng gặp nhau. Hợp tử sẽ được đặt vào cơ thể người và chờ ngày chào đời”, Levy nói. Tiến sĩ Levy khẳng định “trong tương lai gần, người và robot sẽ có con với nhau”.
Ông cho rằng với tiến bộ của công nghệ tế bào gốc và nano như hiện nay, việc con người và robot có “con chung” sẽ thực hiện trong khoảng 100 năm nữa. Tiến sĩ Levy giải thích, trước giờ con người luôn cho rằng chỉ có sự kết hợp tự nhiên của nam và nữ mới có thể sinh con.
Tuy nhiên, kể từ khi đứa bé trong ống nghiệm đầu tiên ra đời năm 1979, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. “Với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, các nhà khoa học đã viết lại lịch sử sinh học và giúp các nhà nghiên cứu tìm ra biện pháp thay thế cách thụ thai bình thường của con người”, Levy nói.
Một trong những khám phá quan trọng khác là của nhà phôi thai học John Gurdon. Ông đã thí nghiệm nhiều năm trên ếch để chứng minh rằng tế bào có thể thay đổi và biến thành nhiều thứ khác nhau như tinh trùng hoặc trứng. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chỉ có tế bào gốc mới có khả năng kì diệu này. Các nghiên cứu và thực nghiệm sản sinh ra một con ếch và sau đó là cừu Dolly từ tế bào đã chứng minh điều ngược lại: mọi tế bào đều có mang đầy đủ thông tin gene để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh.
Nhà nghiên cứu Nhật Bản Shinya Yamanaka, đồng tác giả giải Nobel sinh học năm 2012, còn tiến xa hơn khi lập trình lại các tế bào trưởng thành trong cơ thể. Tháng 4.2015, các nhà khoa học từ đại học Stanford và Valencia đã tạo ra một tinh trùng có đuôi hoàn chỉnh từ tế bào da người.
Sau đó một năm, nhà nghiên cứu Tony Perry thông báo đã có thể tạo ra hợp tử mà không cần trứng. Các tiến bộ khoa học này giúp nhà nghiên cứu Levy khẳng định một đứa bé có thể được ra đời mà không cần thông qua thụ tinh hoặc quan hệ.

Nhận diện loại virus nghi của người Việt phát tán qua Skype

Sáng ngày 25/4/2016, nhiều người dùng Skype Việt Nam bị nhiễm loại virus mới vì click vào đường dẫn của tài khoản khác gửi đến.


Nhan dien loai virus nghi cua nguoi Viet phat tan qua Skype

11 dấu hiệu cho thấy máy tính bị nhiễm virus

Sau khi máy tính bị nhiễm virus, máy tính hoạt động chậm, thường xuyên bị "treo", làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống...

Virus vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người sử dụng máy tính. Trong khi nhiều loại virus và malware được thiết kế đơn giản để gây ra các sự cố trên máy tính của bạn, nhiều loại virus khác được sử dụng bởi những tên tội phạm có thể ăn cắp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng của bạn. Do đó việc bảo vệ máy tính bằng các phần mềm diệt virus là hết sức cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.