Rau trồng ở mộ ăn bình thường(!?)

(Kiến Thức) -Theo GS Nguyễn Lân Dũng, nguồn nước ở khu vực quanh nghĩa địa thường có mỡ, nếu sử dụng để ăn uống mới đáng lo còn rau trồng thì không sao.

Rau trồng ở mộ ăn bình thường(!?)

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, rau được trồng ở khu vực nghĩa trang có thể sử dụng bình thường, không gây nguy hại đến sức khỏe con người, Tuy nhiên vị GS này cũng khuyến cáo bà con không nên canh tác trên mộ, vì như vậy sẽ tạo cảm giác ghê sợ và mất đi tính linh thiêng.

Thời gian gần đây, những thông tin cùng hình ảnh về nhiều loại rau như rau muống, rau mùng tơi ở Hà Nội được người dân trồng trên mộ và quanh khu vực nghĩa trang gây nhiều lo lắng cho các bà nội trợ.

Mồng tơi xanh mơn mởn trên một ngôi mộ mới xây rồi được người nông dân vặt bán cho các chợ ở Hà Nội.
 Mồng tơi xanh mơn mởn trên một ngôi mộ mới xây rồi được người nông dân vặt bán cho các chợ ở Hà Nội.

Trước đó, như báo chí đã phản ánh, cụ thể khu nghĩa địa thuộc xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) xanh mơn mởn những khoảnh ruộng rau được trồng khắp nơi trên nóc các ngôi mộ cũ, mới, quây quanh những ngôi mộ vừa chôn với những vòng hoa vẫn đắp xung quanh.

Ở đây rau muống, mồng tơi, rau ngót... đã được người nông dân Vĩnh Quỳnh trồng trên các khu nghĩa địa từ nhiều năm nay và hàng ngày tỏa đi khắp các chợ ở Thủ đô Hà Nội.

Rau trồng quanh khu vực nghĩa trang có thể sử dụng bình thường

Từ phản ánh trên, nhiều bà nội trợ tại Hà Nội đang lo lắng không biết nếu ăn phải rau trồng trên mộ và quanh khu vực nghĩa trang có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Về việc này, GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định, xét ở khía cạnh khoa học, ăn rau trên mộ và khu vực quanh nghĩa trang không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, nguồn nước ở khu vực quanh nghĩa địa thường có mỡ, nếu sử dụng để ăn uống hay sinh hoạt mới đáng lo ngại. Còn cây cối, rau cỏ trồng ở đây, người dân có thể ăn bình thường vì theo GS, “cây hấp thụ có chọn lọc, không phải chất nào cây cũng tự đưa vào trong”.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân Dũng cũng khuyến cáo những người nông dân không nên trồng rau tại khu vực nghĩa nghĩa địa vì nó tạo cảm giác ghê sợ và mất đi tính linh thiêng, bởi “không ai canh tác ở trên mộ cả”, GS Nguyễn Lân Dũng nói.

“Nghĩa trang nên quy hoạch như một công viên”

Nhân việc nói về nghĩa trang ở Việt Nam, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, Việt Nam nên học tập một số nước trong việc quy hoạch nghĩa trang. GS Nguyễn Lân Dũng dẫn chứng: “Ở nước ngoài gần như không có mộ, người chết được chôn ở dưới, trên là bia đá nằm ngang thành một mặt phẳng với mặt đất, trẻ con có thể vui chơi trên cỏ bình thường”.

Mô hình nghĩa trang như một công viên tại Việt Nam
 Mô hình nghĩa trang như một công viên tại Việt Nam

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm trong việc chôn cất. “Mình thường có tâm lí xây nhà xây cửa, mộ phần hoành tráng. Nhiều người không biết lúc sống có thương yêu bố mẹ không nhưng lúc bố mẹ chết đi rồi xây mộ to, cầu kỳ lắm. Ngoài ra, nhà nào nhiều tiền, muốn khoa trương thân thế thì xây to đẹp, còn nhà nghèo thấy nhà bên mộ to cũng phải cố gắng vay mượn để xây mộ cho bằng họ, bằng nhà bên…như vậy là phân biệt người giàu người nghèo, lãng phí”.

GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, chúng ta nên học tập nước ngoài, dù chôn xác hay hỏa thiêu đều nằm ở dưới đất, không nên xây mộ vì như thế sẽ tốn diện tích. Bên cạnh đó, việc chôn cất theo hình thức không có mộ, trên là trồng cỏ và cây cũng sạch sẽ, bình đẳng hơn. Lúc đấy nghĩa trang có thể sử dụng như một công viên.

Rau muống, rau ngót dẫn đầu nguy cơ ngộ độc

Rau muống, rau ngót dẫn đầu nguy cơ ngộ độc
Theo khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhóm rau ăn lá có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nhất, trong đó dẫn đầu là rau cải, rau ngót, rau muống…

 (ảnh minh họa: internet)
(ảnh minh họa: internet)

Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh…

Kiểm tra 50 mẫu rau sống gồm xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi tại Hà Nội và TP.HCM trong tháng qua, Cục BVTV cho biết, 58% mẫu có dư lượng thuốc BVTV và 40% mẫu có kim loại nặng, tuy nhiên đều đạt ngưỡng an toàn đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Đánh giá tại các địa phương, tỷ lệ mẫu giám sát có dư lượng vượt mức tối đa cho phép cao nhất ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội, tiếp theo là TP.HCM, Lâm Đồng và Tiền Giang.

Theo Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng, kết quả của chương trình giám sát quốc gia năm 2011 cho thấy, chỉ có từ 6 - 7% mẫu rau củ quả tươi có mức dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, ông Hồng khẳng định, mới chỉ có thể khẳng định 93% rau, củ, quả Việt Nam an toàn về mặt chỉ tiêu dư lượng chất BVTV chứ chưa an toàn về chỉ tiêu vi sinh vật.

Trong số 25 hoạt chất thuốc BVTV thường phát hiện vượt ngưỡng, tần suất cao nhất là cypermethrin, acephate, permethrin… Nhiều hoạt chất trong số này thuộc nhóm độc hại, có thể sử dụng đối với cây cao su, cà phê… nhưng nghiêm cấm sử dụng trên rau. Cụ thể như, cypermethrin là loại độc nhóm II, chứa 25% lượng thuốc trừ sâu. Loại hoạt chất này không gây ung thư, biến đổi gien song lại tác động tới hệ thần kinh, miễn dịch. Nếu sử dụng rau có chứa cypermethrin vượt ngưỡng cho phép có thể gây tích lũy, dẫn đến ngộ độc mạn tính.

Theo H. Uyên
PNO

Ăn rau ngót, mướp đắng mất an toàn nhất

Ăn rau ngót, mướp đắng mất an toàn nhất
Thông tin trên được công bố tại cuộc họp sơ kết về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, diễn ra ngày 8/7 vừa qua.

Rau dùng thuốc “nguy hiểm”, “độc cao”

Sau một hồi nói tên bệnh rau, chủ cửa hàng lấy ra một loạt các loại thuốc trên bao bì ghi rõ: “Nguy hiểm”, “Độc cao”.

Rau dùng thuốc “nguy hiểm”, “độc cao”
Theo công bố mới đây của Bộ NNPTNT, qua lấy mẫu kiểm nghiệm cho thấy, rau ngót và mướp đắng (khổ qua) là 2 loại rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép. Vậy thực tế, người nông dân đang sản xuất rau ngót như thế nào? Phóng viên NTNN đã về vùng sản xuất rau ngót lớn nhất của Hà Nội là huyện Hoài Đức để tìm hiểu.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.