Lội mương bắt ốc, người đàn ông bị... viêm màng não nguy hiểm

Tưởng cảm sốt thông thường nên tự điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm, người đàn ông đi khám phát hiện nhiễm xoắn khuẩn Leptospira biến chứng viêm màng não.

Tưởng sốt thông thường, đi khám phát hiện... vi khuẩn gây viêm màng não

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, nam bệnh nhân N.H.N 33 tuổi, (Hà Nội), đến viện khám trong tình trạng sốt theo cơn, sốt nóng và sốt rét xen lẫn, đau mỏi người. Được biết, đây là ngày thứ 4 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng trên. Ban đầu anh N. tưởng ốm sốt thông thường nên tự ý điều trị tại nhà.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, trước đó 10 ngày có lội nước mương bắt ốc khi về quê. Thời điểm đó, bắp chân anh N. có một vài vết xước nhỏ.

Tại đây, bệnh nhân N. được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Kết quả xét nghiệm phát hiện chỉ số CRP tăng cao, biểu hiện phản ứng viêm của cơ thể do vi khuẩn tấn công. Kết quả chẩn đoán hình ảnh chưa phát hiện bất thường.

Loi muong bat oc, nguoi dan ong bi... viem mang nao nguy hiem
 Ảnh minh họa.

Để làm rõ tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh nhân được chỉ định thực hiện cấy máu, cấy dịch não tủy, xét nghiệm PCR đa mồi. Kết quả dịch não tủy có phát hiện bất thường nhưng chưa rõ căn nguyên. Bằng kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, đồng thời dựa vào dịch tễ và biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm Leptospira IgM, kết quả ghi nhận dương tính. Như vậy, xoắn khuẩn Leptospira đã xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm màng não ở bệnh nhân.

Nhận định tính chất nguy hiểm, bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú. Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân N. tiến triển tốt, hết sốt, hết đau đầu.

ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm khuẩn huyết, sốc, suy gan, suy thận, biến chứng thần kinh nguy hiểm... Do đó, với những biểu hiện sốt kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, người dân cần được thăm khám và theo dõi y tế sát sao.

Xoắn khuẩn Leptospira - bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân nguy hiểm tính mạng

Leptospira là xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae. Loại khuẩn này lây truyền từ các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua những vết xước ở da, niêm mạc, kết mạc mắt khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn (đồng ruộng, ao, hồ, mương, vũng nước đọng...). Nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành. Nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra qua đường ăn uống khi ăn phải thịt động vật bị bệnh không được nấu chín.

Loi muong bat oc, nguoi dan ong bi... viem mang nao nguy hiem-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Bệnh do Leptospira thường gặp ở các quốc gia có vùng khí hậu nhiệt đới với nền nông nghiệp và chăn nuôi phát triển - điều kiện thuận lợi để xoắn khuẩn trú ngụ tại ao hồ, mương, bùn lầy... Bệnh có thể phát triển thành dịch do nước bị nhiễm xoắn khuẩn Leptospira và xoắn khuẩn này được đào thải qua nước tiểu ra môi trường.

Bệnh biểu hiện ở nhiều thể khác nhau, từ nhiễm trùng không triệu chứng lâm sàng đến bệnh biểu hiện tối cấp toàn thân gây tử vong. Các triệu chứng có thể kể đến như sốt cao, nôn, tiêu chảy, đỏ mắt, đau mỏi cơ, phát ban, đau đầu, vàng da và mắt...

Bác sĩ cảnh báo, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, Leptospira có thể gây rối loạn chức năng các cơ quan:

Gan: Đau hạ sườn phải, gan to, vàng da có thể có biểu hiện của hoại tử gan nặng và tử vong do suy chức năng gan.

Thận: Suy chức năng thận, thường trong tuần thứ 2 của bệnh, giảm thể tích máu và giảm lượng máu đến thận dẫn đến hoại tử ống thận cấp, thiểu niệu, hoặc vô niệu.

Phổi: Ho, khó thở, đau ngực và đờm có máu, đôi khi ho ra máu, hoặc nặng hơn là suy hô hấp.

Biểu hiện xuất huyết: Chảy máu mũi, có ban xuất huyết và tụ máu, thậm chí có xuất huyết tiêu hóa, tuyến thượng thận và khoang dưới nhện.

Các biểu hiện khác như tiêu cơ vân, tán huyết, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết, sốc tim, hội chứng trụy hô hấp cấp tính nặng và suy đa cơ quan.

Bác sĩ khuyến cáo nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường, người dân nên tới cơ sở y tế thăm khám và thực hiện các thăm dò chuyên sâu để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

5 câu hỏi lớn về vi khuẩn Salmonella nguy hiểm

Mặc dù hầu hết người nhiễm khuẩn Salmonella đều tự bình phục sau vài ngày, nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể diễn biến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

5 câu hỏi lớn về vi khuẩn Salmonella nguy hiểm
Liên quan tới vụ ngộ độc tập thể tại Trường iSchool Nha Trang gần đây, tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận, tác nhân khiến hàng trăm học sinh ngộ độc là vi khuẩn Salmonella.

Nóng: Phát hiện hơn 1 nghìn tỷ vi khuẩn sống bên trong một thân cây

Gỗ khỏe mạnh chứa số lượng lớn vi khuẩn, vi khuẩn cổ và nấm... những yếu tố này có thể bảo vệ cây khỏi mầm bệnh.

Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay
 Phần gỗ bên trong một cái cây bình thường có vẻ cằn cỗi, nhưng đó lại là ngôi nhà của vô số sự sống. Theo cuộc khảo sát toàn diện nhất, hơn 1 nghìn tỷ nấm, vi trùng và các vi khuẩn khác sống bên trong thân cây. (Ảnh: iStock)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-2
 Jesús Mercado-Blanco, nhà vi trùng học tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha cho biết, một số vi khuẩn có thể là ứng cử viên cho chế phẩm sinh học để xua đuổi hoặc tiêu diệt mầm bệnh. (Ảnh: PlantingTree)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-3
 Vi khuẩn là một phần quan trọng của đời sống thực vật. Ví dụ, nấm trong đất giúp rễ tiếp cận nước và chất dinh dưỡng, đồng thời vi khuẩn và nấm có lợi trên lá có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của nấm hoặc vi khuẩn có hại. (Ảnh: Gardening Know How)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-4
 Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về các vi khuẩn sống bên trong gỗ khỏe mạnh, chúng tạo nên một lượng sinh khối khổng lồ. Ước tính có khoảng 10 nghìn tỷ cây trên hành tinh chứa 450 tỷ tấn carbon, lớn hơn 2 tỉ tấn được tìm thấy ở động vật. (Ảnh: Britannica)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-5
 Vì vậy, trong nghiên cứu mới đây, học viên tiến sĩ Đại học Yale Jonathan Gewirtzman hợp tác với Wyatt Arnold, một học viên tiến sĩ khác của Yale chuyên ngành sinh học phân tử, đã đến một khu rừng ở Connecticut để nghiên cứu 15 loài cây phổ biến, bao gồm cây sồi, cây phong và cây thông. (Ảnh: Scientific American)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-6
 Họ đã lấy mẫu gỗ từ thân của 158 cây bằng cách lấy lõi mỏng hơn 1 cây bút chì và lấy mẫu đất xung quanh mỗi cây. Sau khi trích xuất DNA từ gỗ và đất, họ gửi vật liệu di truyền đến phòng thí nghiệm để giải trình tự các gen đánh dấu quan trọng gọi là 16s và ITS. Arnold lấy những dữ liệu đó và khớp chúng với trình tự của các loại vi khuẩn đã biết. (Ảnh: Project Regeneration)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-7
 Để có được ước tính sơ bộ về số lượng vi khuẩn nhân sơ – vi khuẩn và vi khuẩn cổ, những thứ trông giống nhau nhưng có lịch sử tiến hóa khác nhau – bên trong một cái cây điển hình, Gewirtzman và Arnold bắt đầu thu được số lượng dồi dào của chúng trong 1 gam gỗ từ lõi. (Ảnh: Techz)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-8
Nhân con số đó với trọng lượng của một cái cây nặng 5 tấn, họ đã thu được 1 nghìn tỷ sinh vật nhân sơ. Con số này nghe có vẻ nhiều, nhưng đường tiêu hóa của con người chứa số tế bào nhân sơ nhiều hơn khoảng 38 lần so với thân cây. (Ảnh: PIXNIO)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-9
 Giống như các loài động vật khác nhau có hệ vi sinh vật riêng biệt tùy thuộc vào những gì chúng ăn, 15 loài cây này có các cộng đồng vi khuẩn sống trong gỗ của chúng. Bất kể loài cây nào, các cộng đồng vi sinh vật dường như chuyên biệt hóa cho sự sống ở các mô khác nhau. (Ảnh: Wikipedia)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-10
 Mô hình này đã xuất hiện trước đây trong một nghiên cứu về một loài cây. Nhưng vì nghiên cứu mới mở rộng phân tích tới 15 loài phổ biến, nên đã cung cấp bức tranh về hệ vi sinh vật gỗ điển hình trong cây sống. (Ảnh: Wikipedia)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-11
 Nghiên cứu đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, Gewirtzman nói. Một câu hỏi đặt ra là nguồn gốc của vi khuẩn sống trong gỗ? Nguồn rõ ràng là đất, vì đất rất giàu vi khuẩn, vi khuẩn cổ và nấm. Nhưng ở một số loài cây mà theo nhóm nghiên cứu, chỉ có 3% sự đa dạng của vi sinh vật trong gỗ trùng với đất mà nó phát triển. (Ảnh: Wikipedia)
Nong: Phat hien hon 1 nghin ty vi khuan song ben trong mot than cay-Hinh-12

Nghiên cứu kỳ vọng có thể tìm ra cách điều chỉnh hệ vi sinh vật trong cây để giúp bảo vệ chúng khỏi mầm bệnh. Điều đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu thêm về chức năng của vi khuẩn sống trong gỗ, đồng thời trả lời hai câu hỏi cơ bản về vi khuẩn sống trong thực vật: “Loài nào ở đó và chúng đang làm gì?” (Ảnh: Wikipedia)

Mương nước chất thải độc hải ở Hải Phòng: Dân lội nước phải nhập viện cấp cứu

(Kiến Thức) - Khi đi bắt cua ở đồng, một người phụ nữ đã lội qua mương nước chất thải độc hải ở Hải Phòng, sau đó bị bỏng nặng hai bắp chân phải nhập viện cấp cứu.

Mương nước chất thải độc hải ở Hải Phòng: Dân lội nước phải nhập viện cấp cứu
Muong nuoc chat thai doc hai o Hai Phong: Dan loi nuoc phai nhap vien cap cuu
 Một sự việc đang thu hút sự chú ý từ dư luận khi một người dân phải nhập viện cấp cứu do bị bỏng nặng, phồng rộp, thâm đen hai chân khi lội mương nước tại thôn Kênh Trạch (xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).
Muong nuoc chat thai doc hai o Hai Phong: Dan loi nuoc phai nhap vien cap cuu-Hinh-2

Mới đây, ngày 20/5, ông Nguyễn Trọng Nhưỡng, chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo trực tiếp cùng các ban ngành liên quan của huyện xuống khu vực mương nước mà người phụ nữ gặp nạn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.