Rau dùng thuốc “nguy hiểm”, “độc cao”

Sau một hồi nói tên bệnh rau, chủ cửa hàng lấy ra một loạt các loại thuốc trên bao bì ghi rõ: “Nguy hiểm”, “Độc cao”.

Rau dùng thuốc “nguy hiểm”, “độc cao”
Theo công bố mới đây của Bộ NNPTNT, qua lấy mẫu kiểm nghiệm cho thấy, rau ngót và mướp đắng (khổ qua) là 2 loại rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép. Vậy thực tế, người nông dân đang sản xuất rau ngót như thế nào? Phóng viên NTNN đã về vùng sản xuất rau ngót lớn nhất của Hà Nội là huyện Hoài Đức để tìm hiểu.
Dùng thuốc trị bệnh lúa cho rau
Phóng viên tìm đến ruộng rau ngót của hộ gia đình anh Nguyễn Đình Dũng ở thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, đúng vào lúc anh đang cắt gói thuốc trừ sâu đổ vào bình để chuẩn bị phun cho ruộng rau nhà mình. Thấy chúng tôi hỏi về nguồn gốc thuốc, anh Dũng thành thật: Thực tình khi đến cửa hàng thuốc trừ sâu, tôi chỉ nói triệu chứng bệnh của rau, rồi người ta đưa thuốc về phun. Còn tên thuốc là gì và sản xuất ở đâu, thì tôi không biết...
Theo anh Dũng, đối với rau ngót, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch lần 1 phải phun ít nhất 2 lần thuốc trị nấm, sâu xanh và bệnh xoắn lá. Còn sau khi thu hái xong, để rau phát triển tầm 10 -15 ngày lại tiếp tục phun thuốc và bón phân chăm sóc.
Cùng thôn với anh Dũng, hộ gia đình nhà bà Nguyễn Thị Mè có hơn 2 sào rau ngót đang chuẩn bị vào thời điểm thu hoạch. Thế nhưng, ruộng rau của bà không xanh tốt như các ruộng khác, mà đang bị bệnh nấm gây vàng lá.
Bà Mè cho biết: “Từ khi thấy ruộng rau bị nấm, tôi đã đi mua thuốc về phun đi phun lại mà mãi không khỏi, Không hiểu chất lượng thuốc ra sao nữa, cũng không riêng nhà tôi, có nhà mua thuốc diệt cỏ về phun còn làm chết cả ruộng rau ngót”.
Lần theo thông tin mà các hộ dân cung cấp, chúng tôi tìm đến một số cửa hàng bán thuốc BVTV ở Vân Côn. Quả thực, muốn mua thuốc BVTV ở đây không khó, thậm chí thuốc còn được bán ở ngay đầu thôn Vân Côn với 3 – 4 cửa hàng.
Vào một cửa hàng hỏi mua, sau một hồi nói tên bệnh rau, chủ của hàng đã lấy đưa ra cho chúng tôi một loạt các loại thuốc như thuốc trị nấm, trị sâu xanh, sâu cuốn lá. Các loại thuốc ở đây thì nhan nhản các nhãn mác như: Scor 250 EC, Monofos 250 EC, Marshal, Emasuper…
Đọc thông tin ghi trên trên bao bì thì thấy, các loại thuốc này chủ yếu dùng trừ bệnh và sâu cho lúa, trong đó có nhiều loại thuốc được sản xuất ở nước ngoài như Mỹ, Thụy Sĩ, Indonesia… Điều đáng nói là, hầu hết trên bao bì của các sản phẩm này đều ghi rõ: “Nguy hiểm”, “Độc cao”.
Rau ngót dùng nhiều loại thuốc có độc tính cao
 Rau ngót dùng nhiều loại thuốc có độc tính cao
Vẫn an toàn?
Mới đây, qua lấy mẫu ngẫu nhiên 94 mẫu rau ở một số vùng sản xuất trên địa bàn Hà Nội để kiểm tra chất lượng, Chi cục BVTV Hà Nội đã phát hiện 3 mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng tối đa cho phép, trong đó có một mẫu rau ngót.
Trong khi đó, theo Cục BVTV (Bộ NNPTNT), kiểm nghiệm ngẫu nhiên 25 mẫu rau ngót bán tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, đã phát hiện có tới 7 mẫu chứa dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Anh – Phó Chi cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết: “Theo quy định, thuốc BVTV phải ghi rõ trên nhãn mác, bao bì các thành phần, tính chất.
Còn về độc, không có thuốc nào không độc, người sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn trên bao bì, không đủ thời gian cách ly là vi phạm”. Cũng theo ông Anh, nếu thời gian phun thuốc cách 5-7 ngày trước khi người dân thu hoạch, thì vẫn đảm bảo an toàn.
Ông Anh cũng cho biết thêm, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 150ha rau ngót, trồng ở hầu hết các huyện chứ không tập trung như các sản phẩm rau, củ, quả khác. Do đó, việc kiểm soát rau ngót tận gốc như các sản phẩm khác sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV, lý do người trồng phun thuốc lên rau ngót chủ yếu là do cây bị nhện phá hoại và để trị virus làm xoăn lá. “Thực ra, chúng không ảnh hưởng tới chất lượng rau nhưng vì muốn rau đẹp, nên bà con vẫn cứ phun” - ông Hồng nói.
Liên quan vấn đề này, ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: “Hiện nhiều người dân có quan niệm trong thuốc trừ sâu có cả chất kích thích sinh trưởng, nên nhiều khi không có sâu, bệnh người trồng rau cũng phun thuốc để cho rau nhanh tốt, xanh lá”.

Sung mãn “3 trận” mỗi đêm nhờ rau ngót

Sung mãn “3 trận” mỗi đêm nhờ rau ngót

- Anh Nguyễn Thanh Quang (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Không biết tôi là người may mắn hay không may nữa. Tôi có một người vợ cuồng nhiệt về "chuyện ấy". Đều đặn mỗi đêm và cả sáng (trừ ngày "đèn đỏ") cô ấy đòi hỏi đến mấy lần. Nếu không có những rào cản về thời gian, không gian, công việc thì bất kỳ lúc nào cô ấy cũng có thể làm "chuyện ấy" được.

Ăn rau ngót, mướp đắng mất an toàn nhất

Ăn rau ngót, mướp đắng mất an toàn nhất
Thông tin trên được công bố tại cuộc họp sơ kết về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, diễn ra ngày 8/7 vừa qua.

Biểu hiện của bệnh mạch vành

(Kiến Thức) - Có người mắc bệnh mà không hề có triệu chứng gì nhưng thông thường triệu chứng đau thắt ngực trái, thấu sâu tận xương ức. 

Biểu hiện của bệnh mạch vành
 
Hỏi: Tôi đi khám bệnh, được bác sĩ kết luận là bệnh mạch vành, nhưng hiện nay tôi chưa có biểu hiện gì? Xin hỏi bệnh mạch vành là biểu hiện thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao? - Đào Xuân Cung (xã Vực Trường, huyện Tam Nông, Phú Thọ).

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.