Rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ đi ngay lập tức

Các chuyên gia cho rằng, rau muống giàu dinh dưỡng nhưng lại là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao…

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hàn. Nhưng khi chế biến, tính hàn của rau sẽ giảm đi. Ngoài sử dụng làm thực phẩm hàng ngày rau muống còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Theo đó, rau muống có tác dụng nhuận tràng, nhất là dùng cho những người bị táo bón. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng thải độc cơ thể, làm sạch ruột do hàm lượng chất xơ trong loại rau này cao.

Rau muống giàu dinh dưỡng nhưng lại là loại rau có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, chứa nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Ảnh minh họa

Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, thường xuyên ăn rau muống rất tốt cho người bị thiếu sắt, vì trong rau có nhiều vitamin nhóm B. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Do đó, phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muống để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, rau muống giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn cần lưu ý đến khâu lựa chọn, chế biến để tránh gây hại. Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…

Việc sử dụng phải rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nước luộc rau muống có màu xanh đen có phải rau phun thuốc không?

Trước một số ý kiến cho rằng, khi luộc rau muống mà nước có màu xanh tức là rau bị phun thuốc, cần bỏ đi không nên ăn, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc nước luộc rau muống có màu gì phục thuộc vào môi trường nước sử dụng để luộc rau, nước màu xanh đậm, hơi ngả màu là chuyện bình thường, không có gì đáng ngại.

Vị chuyên gia này giải thích, việc nước rau chuyển màu xanh là do trong nước có dư lượng canxi, maggie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh. Hơn nữa, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu. Bởi nếu nước luộc còn tồn dư thuốc sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, có thể ngửi được. Do đó, người dùng không nên quá lo lắng nếu thấy nước luộc rau xanh hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận diện rau muống "bẩn"

- Cọng rau to hơn bình thường, lá to, bóng và mướt: Loại rau này dễ bị trồng ở những nơi nước bẩn hoặc bị bón quá nhiều đạm, phân bón lá.

- Rau giòn, lá đậm màu hơn bình thường hoặc màu xanh đen: Rau này dễ hấp thụ nhiều kim loại, chủ yếu là chì. Rau muống nhiễm chì chất diệp lục xanh rất sẫm và không có độ tươi.

- Một cách khác nhận diện rau muống nhiễm chì là khi luộc rau có nước màu đục, khi vắt chanh hoặc cho sấu vào nhưng nước không có nhiều thay đổi về màu sắc. Rau muống sạch thì khi vắt chanh, chất axit trong chanh sẽ làm mất diệp lục làm nước rau chuyển màu trong.

- Rau muống bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát đắng.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh ăn phải rau muống không đảm bảo an toàn, gây hại cho sức khỏe, người tiêu dùng nên mua rau muống chính vụ (chủ yếu là mùa hè), hạn chế mua rau muống trái vụ vì dễ bị lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.

Mua rau ở những địa chỉ uy tín, cửa hàng thực phẩm sạch. Lựa chọn những bó rau ngọn nhỏ, hơi cứng. Khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng.

Khi dùng cần rửa sạch từng ngọn rau, ngâm rau với nước muối loãng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

Tưởng lành nhưng đây là 4 tác dụng phụ tai hại của rau muống

Nhiều thành phần trong rau muống không tốt cho những người mắc bệnh như xương khớp, bệnh gout và những người đang có vết thương hở hoặc đang dùng thuốc đông y.

Vào mùa hè, rau muống là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm các gia đình người Việt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…

Ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, rau muống cũng có những tác hại nhất định.

Giật mình 3 loại rau ăn thường xuyên...lại là “ổ” ký sinh trùng

(Kiến Thức) - Nếu không rửa đúng cách, bạn nên tránh ăn 3 loại rau này vì giá trị dinh dưỡng không nhiều, bên trong lại có nhiều ký sinh trùng, ẩn chứa nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Giat minh 3 loai rau an thuong xuyen...lai la “o” ky sinh trung
Vào thời điểm giao mùa hiện tại, thời tiết ngày càng lạnh hơn, chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng lớn. Để đảm bảo sức khoẻ, tốt nhất bạn nên cân bằng dinh dưỡng. Ngoài việc phải bổ sung đạm, đừng quên các loại trái cây và rau. Những loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin, canxi, kẽm, sắt, khoáng chất, axit amin và các nguyên tố vi lượng. (Ảnh minh họa)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.