Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TPHCM về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Theo báo cáo, khoảng 87% ca mắc Covid-19 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú, dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm. Nhiều gia đình chưa phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt.
Theo Bộ Y tế, mặc dù 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện. trong khi 25 tỉnh, thành phố khác chưa ban hành kế hoạch hoặc chưa bố trí kinh phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm. Điều này đã gây khó khăn, lúng túng cho các cơ y tế trong xử lý chất thải.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế, chất thải lây nhiễm từ những hộ gia đình có người nhiễm Covid-19 thiếu nhân lực, phương tiện thu gom nên không được giám sát đầy đủ. Nguồn: internet |
PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong quá trình chống dịch, rất nhiều cơ sở thu dung, cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 xuất hiện tình trạng quá tải chất thải y tế, chất thải lây nhiễm do không được đưa đi xử lý kịp thời.
Còn theo ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế, chất thải lây nhiễm từ những hộ gia đình có người nhiễm Covid-19 thiếu nhân lực, phương tiện thu gom nên không được giám sát đầy đủ.
Toàn quốc hiện có hơn 80 cơ sở xử lý chất thải có chức năng xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết, trong thời điểm Covid-19 bùng phát, lượng chất thải y tế cần xử lý của TP HCM tăng từ mức 40 tấn/ngày lên đến đỉnh điểm là gần 150 tấn/ngày, gây áp lực rất lớn cho các cơ sở xử lý chất thải y tế.
Vấn đề lớn nhất trong các đợt dịch vừa qua là xử lý rác thải tại gia đình có người nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa |
BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ, vấn đề lớn nhất của TPHCM trong các đợt dịch vừa qua là xử lý rác thải tại gia đình có người nhiễm Covid-19.
Y tế cơ sở đã hướng dẫn kỹ cho người dân phân loại, tuy nhiên, nhiều nơi, các đơn vị thu gom dân lập lại "trộn chung với rác sinh hoạt".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thời gian tới Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, đánh giá lại các văn bản, hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm; sẵn sàng tình huống có dịch bệnh mới trong tương lai hoặc khả năng xuất hiện các đợt dịch mới.
Mời độc giả xem thêm video Xử lý rác tại Hà Nội