Quy trình lấy mẫu máu xét nghiệm ADN

(Kiến Thức) - Mỗi mẫu máu xét nghiệm sau khi khô cho vào 1 phong bì (không cho vào túi nilon) dán kín lại rồi gửi đi.

Hỏi: Tôi muốn làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Tuy nhiên, gia đình tôi ở xa. Tôi có thể lấy mẫu máu rồi gửi đi xét nghiệm được không? - Nguyễn Văn Minh (Nghệ An).
quy trinh lay mau mau xet nghiem adn hinh anh
 Ảnh minh họa.
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN & Công nghệ di truyền: Với máu có hai cách. Thứ nhất là máu tươi: Lấy 1ml vào ống có chất chống đông EDTA, lắc nhẹ, đặt ống mẫu này vào nước đá và mang đến nơi làm xét nghiệm, miễn sao nước đá chưa tan hết (nếu chưa mang đi ngay thì để vào ngăn đựng rau ở tủ lạnh, không để ngăn đá). 
Thứ hai là máu khô: Chuẩn bị một miếng vải trắng (không chứa nilon, 100% cotton, kích thước khoảng 3 x 3cm), viết tên người cho mẫu máu vào mép miếng vải trước khi lấy mẫu, dùng cồn và bông lau sạch đầu ngón tay, dùng kim chích máu (chích vào phía bên đầu ngón tay), thấm máu vào giữa miếng vải sao cho vết máu to bằng hạt ngô, phơi nắng hoặc sấy khô ngay bằng máy sấy tóc (để máy cách mẫu 50cm). 
Mỗi mẫu sau khi khô cho vào 1 phong bì (không cho vào túi nilon) dán kín lại rồi gửi đi.

Gửi mẫu xét nghiệm ADN từ xa

- Hỏi: Tôi muốn làm xét nghiệm ADN kiểm tra huyết thống. Tuy nhiên, gia đình tôi ở xa, liệu tôi có thể gửi mẫu từ nhà thay vì phải đến trực tiếp không? Nguyễn Minh Anh  (Vinh, Nghệ An).

 
GS Lê Đình Lương, Trung tâm Phân tích AND và Công nghệ Di truyền cho biết: ADN có thể tách chiết từ những mẫu khác nhau như máu tươi, máu khô, tế bào niêm mạc, nước súc miệng, nước ối...

Có nên xét nghiệm ADN để xách định huyết thống?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.