Quy định về mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất năm 2024

Lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Video: Vi phạm nồng độ cồn năm 2024 thì bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP). Theo đó, mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy và ôtô sẽ tùy thuộc vào nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ôtô
Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển ôtô vi phạm nồng độ cồn như sau:
- Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Quy dinh ve muc phat vi pham nong do con moi nhat nam 2024
Lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt 0,4 miligam/1 lít khí thở. 
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy
Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn như sau:
- Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, tài xế xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất lên tới 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Lưu ý, đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thông diễn biến phức tạp, lực lượng CSGTsẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm. Do vậy, người dân khi tham gia giao thông dịp Tết Quý Mão cần hết sức lưu ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão
  
Tết Nguyên đán là thời điểm lưu lượng xe cơ giới tại Việt Nam tăng cao do nhu cầu mua sắm Tết, thăm hỏi, về quê, du lịch. Kéo theo đó là các tác hại từ việc tiệc tùng trong thời gian nghỉ lễ dài ngày dễ dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao.

"Trốn" kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô sẽ bị xử phạt ra sao?

Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn. Trong đó, mức phạt với xe ôtô lên tới 30-40 triệu đồng.

"Trốn" kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô sẽ bị xử phạt ra sao?
Video: Trốn kiểm tra nồng độ cồn, tài xế hất văng CSGT lên capo.
Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tại các địa phương trên toàn quốc đang tăng cường các chốt kiểm tra các vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Lái xe ôtô có thể tự đo nồng độ cồn online siêu đơn giản

Việc kiểm soát nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế ôtô sẽ trở nên đơn giản, nhanh gọn và không hề tốn kém chi phí thông qua cách đo nồng độ cồn online.

Lái xe ôtô có thể tự đo nồng độ cồn online siêu đơn giản
Video: Uống rượu bia bao lâu cơ thể mới hết nồng độ cồn? (Theo: SKĐS).
Uống bia rượu không phải là hành vi tiêu cực, đáng lên án nếu chúng ta biết sử dụng ở mức độ vừa phải và không sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít những trường hợp uống "quá chén", gây nên nhiều tai nạn đau thương. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành luật với mức phạt nặng đối với hành vi uống rượu khi lái xe tham gia giao thông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.