Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thông diễn biến phức tạp, lực lượng CSGTsẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm. Do vậy, người dân khi tham gia giao thông dịp Tết Quý Mão cần hết sức lưu ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão
  
Tết Nguyên đán là thời điểm lưu lượng xe cơ giới tại Việt Nam tăng cao do nhu cầu mua sắm Tết, thăm hỏi, về quê, du lịch. Kéo theo đó là các tác hại từ việc tiệc tùng trong thời gian nghỉ lễ dài ngày dễ dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao.
Phần lớn dẫn đến các lỗi vi phạm giao thông dịp Tết là do tính chủ quan nhưng hậu quả dẫn đến lại rất tai hại, vì vậy lực lượng giao thông sẽ ra sức tăng cường kiểm tra, xử phạt trong thời điểm này. Để tránh tình trạng trên thì các tài xế cần lưu ý một số lỗi giao thông phổ biến dưới đây vào dịp Tết Nguyên đán để có một cái Tết trọn vẹn, an toàn và không bị xử phạt.
Vi phạm nồng độ cồn
Ngày Tết, tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong người rất cao. Đây là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt rất nặng.
Mot so loi vi pham giao thong can chu y trong dip Tet Quy Mao
Phạt từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu. 
Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt xử phạt người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô:
- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Chạy xe quá tốc độ quy định
Nhiều người về quê hay thăm họ hàng người thân ở xa ngày Tết thường có tâm lý sốt ruột dẫn đến chạy quá tốc độ. Đây là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.
Hiện nay trên nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ có nhiều camera giám sát, nhất là với người điều khiển xe ôtô. Hành vi điều khiển ôtô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021), người điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/giờ sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng với trường hợp điều khiển ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/giờ (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ điểm i, khoản 5, điều 5 của Nghị định 100). Ngoài ra, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 - 3 tháng.
- Nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/giờ (điểm a, khoản 6, điều 5), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Đặc biệt, nếu điều khiển ôtô chạy quá tốc độ cho phép trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm c, khoản 7, điều 5) và tước GPLX từ 2 - 4 tháng.
Không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường
Ngày Tết, lái xe thường lơ là nên khi đường hay chuyển hướng không bật đèn tín hiệu xi-nhan.
Đối với hành vi điều khiển ôtô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 - 600 nghìn đồng (theo điểm a, khoản 2, điều 5). Trường hợp, xe di chuyển trên đường cao tốc, các tài xế, chủ phương tiện cũng bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (điểm g, khoản 5, điều 5) và tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
Trong khi đó, hành vi điều khiển ôtô chuyển hướng mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẽ, sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng (điểm c, khoản 3, điều 5).
Vượt đèn đỏ
Với hành vi điều khiển ôtô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123/2021). Bên cạnh đó, người điều khiển ôtô còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn (điểm b, c, khoản 11, điều 5).
Điều khiển ôtô đi không đúng phần đường, làn đường quy định
Cũng theo quy định tại Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021), hành vi điều khiển ôtô đi không đúng phần đường, làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (điểm đ, khoản 5, điều 5) và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.
Trường hợp điều khiển ôtô đi không đúng phần đường, làn đường quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm a, khoản 7, điều 5), đồng thời tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Những quy định mới áp dụng cho xe ôtô ở Việt Nam trong năm 2022

Năm 2022 có thêm nhiều quy định mới về mức xử phạt cũng như chính sách ưu đãi dành cho ôtô tại VIệt Nam. Sau đây là những cập nhật mới nhất.

Những quy định mới áp dụng cho xe ôtô ở Việt Nam trong năm 2022
  

Năm 2022 có nhiều thay đổi về chính sách, ưu đãi, thuế phí dành cho xe ôtô, ví dụ như giảm 50% lệ phí trước bạ với xe sản xuất/lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quy định mới về việc xử phạt liên quan đến ôtô được áp dụng.

Xe ôtô được giảm phí sử dụng đường bộ

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí. Bắt đầu từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 30/6/2022, phí sử dụng đường bộ đối với ôtô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải sẽ được giảm từ 10 - 30%.

Trong đó, xe ôtô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh vận tải; xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách (ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) sẽ được giảm 30% phí sử dụng đường bộ. Xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo sẽ giảm 10% phí sử dụng đường bộ.

Nhung quy dinh moi ap dung cho xe oto o Viet Nam trong nam 2022
Phí sử dụng đường bộ đối với ôtô kinh doanh vận tải được giảm từ 10 - 30%. 

Đỗ xe ôtô ở nơi có biển cấm, có bị tịch thu phương tiện không?

Ngoài phạt tiền, đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, đỗ có bị tịch thu phương tiện không? Khi nào cảnh sát giao thông được cẩu xe?

Đỗ xe ôtô ở nơi có biển cấm, có bị tịch thu phương tiện không?
 
Trên những tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội hay TP HCM, có rất nhiều trường hợp đỗ xe ôtô sai quy định, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Tất nhiên các trường hợp này đều sẽ bị xử phạt với lỗi "dừng, đỗ xe không đúng quy định", nhưng ngoài phạt tiền (theo từng vi phạm cụ thể) ra thì có bị thu phương tiện không? Khi nào bị cẩu? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Đậu xe ôtô ở nơi đặt biển cấm đỗ có bị tịch thu phương tiện không?

Căn cứ theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Điểm b Khoản 34 Điều 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, vi phạm đỗ xe ôtô trên tuyến đường có cắm biển cấm đỗ xe sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

"Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”".

Bên cạnh đó, nếu dừng, đỗ xe không đúng quy định mà gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt 10.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100). Tuy nhiên, trường hợp vi phạm đỗ ôtô tại nơi có biển cấm dừng, đỗ sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện và tước bằng lái xe.

Do xe oto o noi co bien cam, co bi tich thu phuong tien khong?

Dừng, đỗ xe không đúng quy định sẽ không bị tịch thu phương tiện. Nhưng nếu chủ xe không có mặt tại đó để xử lý vi phạm thì lực lượng chức năng có thể cưỡng chế cẩu xe.

Trường hợp nào được cẩu xe vi phạm?
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng sẽ xử lý các ô tô vi phạm đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông; đỗ xe ở nơi cấm đỗ. Việc cẩu xe chỉ được áp dụng khi lực lượng chức năng phát hiện xe vi phạm nhưng không có chủ xe có mặt tại đó.
Quy trình cẩu xe là:
CSGT dùng loa gọi chủ xe ra trình diện hoặc nhờ người dân báo nếu biết chủ xe.
Sau khoảng 30 phút không thấy chủ xe để trình giấy tờ thì CSGT sẽ niêm phong phương tiện.
Tiếp theo, CSGT sẽ lập biên bản (lỗi và hiện trạng xe); dán niêm phong có chữ ký nhân chứng để bảo toàn tài sản bên trong xe.
Cuối cùng là gọi xe cẩu chuyên dụng của đơn vị. Nếu xe đi làm nhiệm vụ khác thì CSGT có thể gọi xe cẩu tư nhân.
Trên thực tế, không có quy định cụ thể chủ xe vắng mặt bao lâu thì bị cẩu xe. Thường thì CSGT sẽ dùng loa thông báo khoảng 20 - 30 phút, nếu chủ xe vẫn không có mặt để giải quyết thì xe sẽ bị dán niêm phong và buộc cưỡng chế cẩu xe. Ngoài ra, chủ phương tiện sẽ phải chịu chi phí cho phương tiện cẩu, bến bãi.
Nếu phương tiện đã bị niêm phong mà chủ xe ra làm việc kịp thời, xuất trình được giấy tờ thì CSGT có thể hủy niêm phong để xử phạt ngay tại chỗ.

Quá hạn đăng kiểm xe ôtô có thể bị phạt đến 22 triệu đồng

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xe ô tô quá hạn đăng kiểm có thể xử phạt lên tới 22 triệu đồng.

Quá hạn đăng kiểm xe ôtô có thể bị phạt đến 22 triệu đồng
  
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện có rất nhiều phương tiện đến và quá hạn đăng kiểm không thực hiện kiểm định chất lượng phương tiện xe cơ giới. Tình trạng phương tiện quá hạn kiểm định, phương tiện hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ TNGT, ô nhiễm môi trường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.