"Trốn" kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô sẽ bị xử phạt ra sao?

Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn. Trong đó, mức phạt với xe ôtô lên tới 30-40 triệu đồng.

"Trốn" kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô sẽ bị xử phạt ra sao?
Video: Trốn kiểm tra nồng độ cồn, tài xế hất văng CSGT lên capo.
Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tại các địa phương trên toàn quốc đang tăng cường các chốt kiểm tra các vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Bên cạnh việc được đại đa số người dân ủng hộ, chấp hành thì cũng có không ít tài xế cố tình không thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn khi CSGT yêu cầu. Vậy trong trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn từ CSGT sẽ xử lý thế nào?
Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn.
Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn. 
Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đây cũng là khung hình phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.
Cụ thể, việc từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn của tài xế sử dụng các phương tiện đi lại hoặc làm việc sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện sử dụng.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.
  Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.
Cụ thể tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển phương tiện là xe ôtô và các loại xe tương tự nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. Đồng thời có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ, người điều khiển phương tiện là xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.
Việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành.
 Việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành.
Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7). Đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 – 24 tháng.
Ngoài ra, đối với người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).
Như vậy, việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành. Theo đó, người tham gia giao thông nên chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng.

Những lưu ý bỏ túi khi lái xe trong thời tiết mưa bão

Lái xe ôtô trong điều kiện mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm... Những lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bạn di chuyển an toàn khi gặp thời tiết xấu.

Những lưu ý bỏ túi khi lái xe trong thời tiết mưa bão
  
Lái xe an toàn là một trong những nguyên tắc mà các lái xe cần tuân thủ, tuy nhiên trong mùa mưa bão không phải ai cũng nắm chắc. Dưới đây là một số chia sẻ của các lái xe, chuyên gia về lái xe mùa mưa bão.

Xe ôtô bị “trượt nước” (Hydroplaning) - nguyên nhân và cách phòng tránh

Có 2 điều bạn có thể làm để hạn chế nguy cơ xe bị trượt nước, đó là bơm lốp xe đúng áp suất theo khuyến nghị của hãng và giữ tốc độ phù hợp với điều kiện mặt đường ướt.

Xe ôtô bị “trượt nước” (Hydroplaning) - nguyên nhân và cách phòng tránh
  
Lái xe ôtô trời mưa có thể là nỗi ám ảnh của không ít tài xế. Không những làm giảm tầm nhìn, trời mưa còn khiến đường trơn trượt, dẫn đến nguy cơ mất an toàn. Nếu không cẩn thận, xe của bạn có thể bị hiện tượng "trượt nước" khi trời mưa, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

HVN tuyên dương HEAD xuất sắc về đào tạo lái xe an toàn quý 3/2022

Nhằm ghi nhận những đóng góp của các HEAD trong hoạt động đào tạo Lái xe an toàn (LXAT), Honda Việt Nam (HVN) mới đây đã tuyên dương các HEAD Bắc – Trung – Nam có hoạt động tích cực nhất trong Quý 4/2022.

HVN tuyên dương HEAD xuất sắc về đào tạo lái xe an toàn quý 3/2022
  
Với cố gắng nỗ lực triển khai các chương trình, trong quý 4/2022, hoạt động đào tạo Lái xe an toàn của Honda Việt Nam và các HEAD bùng nổ với sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng chương trình và số học viên được đào tạo. Theo đó, đã có 2.200 chương trình được tổ chức cho gần 770 ngàn học viên trên cả nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.