Quét xác ướp Ai Cập 2.700 tuổi, chuyên gia giật mình vì...

Người phụ nữ Ai Cập quyền quý có tư thế rất kỳ lạ so với các xác ướp thông thường, điều tiết lộ nguyên nhân cái chết của cô 2.700 năm trước.

"Người phụ nữ sống ở Ai Cập cổ đại đã bị đột quỵ" - các tác giả viết trong bài công bố trên tạp chí khoa học World Neurosurgery; một kết luận gây kinh ngạc bởi việc tìm ra nguyên nhân cái chết sau 2.700 yên nghỉ đường như là điều không tưởng.
Theo Ancient Origins, nhóm khoa học gia từ Đại học New Jersey - Mỹ, Đại học Alacá - Tây Ban Nha và Đại học Mỹ ở Cairo - Ai Cập đã đạt được khám phá bất ngờ khi cố gắng chụp X-quang một xác ướp để mong hiểu thêm về hình dáng của người Ai Cập cổ, thông qua bộ xương được bảo quản bên trong.
Quet xac uop Ai Cap 2.700 tuoi, chuyen gia giat minh vi...
Bức phù điêu mô tả cảnh ướp xác của người Ai Cập - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Nhưng thứ họ thấy không phải là bộ xương của một người Ai Cập bình thường.
Ẩn sau những lớp băng quấn công phu mà người Ai Cập dùng để đưa người phụ nữ quyền quý bí ẩn về thế giới bên kia: Vai của cô bị co lại về một phía, đầu cũng như bị ép lại về phía hướng đó. Cánh tay phải của cô vẫn duỗi dài dọc theo cơ thể, nhưng cánh tay trái uống cong kỳ dị, khuỷu tay gập lại quá mức, trong khi bàn chân trái cũng vặn vẹo khác thường.
Đây rõ ràng là một bất thường bởi việc ướp xác được người Ai Cập dành riêng cho những quý tộc hàng đầu và được thực hiện trong một nghi lễ hết sức công phu, chỉn chu, trong đó thi hài được chăm sóc kỹ lưỡng từng chút một, nhất là tư thế chết.
Như vậy, rõ ràng là những người mai táng đã "lực bất tòng tâm" trong việc khiến người phụ nữ bí ẩn - có thể là một cô gái mới 25 tuổi, mà cũng có thể là một phụ nữ trung niên đã 40 tuổi - an nghỉ trong tư thế đẹp.
Quet xac uop Ai Cap 2.700 tuoi, chuyen gia giat minh vi...-Hinh-2

Khu nghĩa trang cổ nơi cô gái Ai Cập bí ẩn được khai quật - Ảnh: ANCIENT ORIGINS

Đại diện nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Salima Ikram từ Đại học Mỹ ở Cairo cho biết họ đã kiểm tra kỹ và cho rằng đây phải là bằng chứng đầu tiên về đột quỵ do thiếu máu não cục bộ đầu tiên ở người Ai Cập.
Cô gái bị đột quỵ khi còn rất trẻ và được cứu sống, nhưng đã bị tàn tật nặng ở nửa thân bên trái. Nhưng rõ ràng người thân đã chăm sóc và giúp cô sống thêm nhiều năm trước khi qua đời, mà tình trạng co gập không cứu vãn được có thể là bằng chứng.
Trong lớp băng quấn cũng có một đôi gậy sau lưng xác ướp, cho thấy những người ướp xác đã nỗ lực hết mức để chỉnh sửa vị trí đầu và ngực của cô, giúp cô nằm thẳng hơn khi còn sống. Một thanh gỗ khác hình dạng chiếc nạng cũng được đặt cạnh thi thể, có lẽ để cô sử dụng khi đi qua thế giới bên kia.
Người phụ nữ bí ẩn được xác định thuộc về Vương triều thứ 25 của Ai cập cổ đại. Cô được Phái bộ Khảo cổ Tây Ban Nha khai quật 2 thập kỷ trước tại nghĩa trang cổ Dra Abu el-Naga, ở bờ Tây sông Nile, gần Luxor của Ai Cập.

Phát hiện vĩ đại nhất 50 năm qua của giới khảo cổ Ai Cập

Theo truyền thuyết, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời. Mới đây, 1 trong số 6 mới được tìm thấy và là phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất 50 năm qua.

Phat hien vi dai nhat 50 nam qua cua gioi khao co Ai Cap
 Theo truyền thuyết vào thời Vương triều thứ 5, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời nhằm tôn thờ thần Ra và để ban cho chính họ địa vị thần thánh.

Người Ai Cập cổ đại trang điểm cho xác ướp thế nào?

Trong quá trình ướp xác, người Ai Cập cổ đại dùng dùng sữa bò, rượu vang.. để trang điểm cho người chết giúp họ có diện mạo hoàn hảo khi sang thế giới bên kia.

Nguoi Ai Cap co dai trang diem cho xac uop the nao?
 Người Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Họ cho rằng, sau khi chết, linh hồn chỉ sẽ rời khỏi cơ thể phàm tục và bắt đầu hành trình sang thế giới cõi âm - nơi các vị thần ngự trị. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.