Quần đảo Hawaii biến thành nhà của gà hoang

Đảo Kauai, thuộc quần đảo Hawaii là nơi cư trú của hàng nghìn con gà hoang.

Quan dao Hawaii bien thanh nha cua ga hoang

Một trong những thiên đường du lịch nghỉ dưỡng của thế giới, Hawaii giờ đây phần nào đang là nơi cư trú của hàng nghìn con gà hoang.

Từ những bãi biển hoang sơ của Lumbahai, đến sân bay, trạm xăng, thậm chí cả bãi đậu xe đô thị, đâu đâu cũng thấy gà hoang trên đảo Kauai.

Chúng đi lang thang tự do và đã thích nghi với nhiều lối sống khác nhau ở thiên đường Hawaii này. Từ việc ăn rác hay thức ăn cho mèo, đến việc phụ thuộc vào khách du lịch để có đồ ăn, hay săn tìm các loài động vật chân đốt bản địa.

Chính vì sự đa dạng về lối sống mà mối quan hệ giữa gà với người dân nơi đây ngày càng phức tạp.

Vậy làm thế nào và khi nào nơi đây trở thành thiên đường của gà hoang? Người dân địa phương kể lại rằng những cơn bão Iwa (1982) và Iniki (1992), đã phá hủy hàng trăm chuồng gà, gà bắt đầu đi lang thang khắp nơi.

Dữ liệu cho thấy số lượng gà hoang chắc chắn đã tăng lên sau những trận cuồng phong nhưng chúng chỉ là một phần của câu trả lời.

Quan dao Hawaii bien thanh nha cua ga hoang-Hinh-2

Sự thật là đảo Kauai là quê hương của gà rừng Moa hơn một nghìn năm. Nhà hàng hải Polynesia đã đưa gà đến hòn đảo để sống cùng với hệ động vật bản địa kể từ đó. Vì vậy, khi những con gà nhà thoát khỏi chuồng sau cơn bão, chúng không chỉ sinh sản với nhau mà còn lai tạo với gà rừng.

Giống như tất cả các loài chim ở Hawaii, gà rừng Moa được bảo vệ, đóng một phần quan trọng của tự nhiên. Do mọi người hầu như không thể phân biệt được giữa gà rừng bản địa với gà nhà hay gà lai nên họ thường tránh làm hại những con gà.

Tại Kauai không có bất kỳ động vật ăn thịt tự nhiên nào và con người hiếm khi đụng tới chúng do vậy gà xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đảo.

Với rất nhiều gà, một số người có thể nghĩ rằng người dân sẽ bí mật bắt về nấu ăn nhưng hành động đó không xuất hiện ở trên đảo Kauai. Thịt những con gà hoang của Kauai nổi tiếng là cứng, đến nỗi người dân địa phương đã sáng tạo ra một câu nói vui rằng: "Nếu bạn thích ăn thịt gà, hãy đun sôi hai nồi nước. Trong một chậu đặt đá nham thạch và trong chậu kia đặt gà rừng. Khi đá nham thạch mềm gà Moa cũng chín sẵn sàng cho bữa ăn".

Những chú gà hoang đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm đến với đảo Kauai. Gà ở khắp nơi nên việc vô tình va phải gà trống khi lái xe hay bị tiếng gáy của chúng đánh thức trước bình minh, không phải là hiếm gặp.

Các cửa hàng lưu niệm có đầy đủ các mặt hàng như nam châm tủ lạnh, áo phông hay cốc cà phê có in hình những chú gà. Nhiều năm trôi qua, người dân Kauai đã học cách sống bên cạnh những chú gà.

Điều thú vị là gà hoang cũng sống trên các hòn đảo khác của Hawaii. Tuy nhiên do những con cầy mangut, loài chuyên săn trứng gà, khiến gà hoang nơi khác không sinh sản cùng tốc độ với những con ở Kauai.

Ảnh đẹp mê mẩn về chuyện yêu đương của loài gà

(Kiến Thức) - Khi loài gà yêu đương, chúng cũng yêu lãng mạn và mãnh liệt không thua kém các loài động vật khác. 

Anh dep me man ve chuyen yeu duong cua loai ga
 Có thể bạn không biết, khi loài gà yêu đương, chúng lãng mạn, mãnh liệt và cũng mưu mẹo, ranh mãnh chẳng kém gì những loài động vật cấp cao khác. 

Trại Kim Hoa: Người kỹ nữ huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc

Năm 1936, sau khi Trại Kim Hoa vừa qua đời 3 tháng, vở kịch “Trại Kim Hoa” của kịch tác gia Hạ Diễn được biểu diễn liên tục 22 buổi vẫn kín rạp.

Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc
Trại Kim Hoa thời thanh xuân 
Người phụ nữ kỳ lạ đó tên là Trại Kim Hoa (1872- 1936), tuy thân phận là gái điếm, nhưng được dân chúng Bắc Kinh tôn sùng, coi là vị cứu tinh; các văn nhân, học giả, nhà nghiên cứu thì dành những lời có cánh để ca ngợi.
“Hộ quốc nương nương”
Học giả Lâm Ngữ Đường viết: “Bắc Kinh được cứu, tránh khỏi một cuộc thảm sát quy mô lớn, trật tự dần được khôi phục, đó là nhờ vào phúc âm của kỹ nữ Trại Kim Hoa”; Giáo sư, nhà văn Hồ Thích: “Một kỹ nữ chưa từng có trong lịch sử”; nhà viết kịch Hạ Diễn: “Hết thảy các nhân vật lớn trong triều đều không bằng một cô kỹ nữ”; nhà thơ nổi tiếng, Giáo sư Lưu Bán Nông: “Trung Quốc có hai “bảo bối”, Từ Hi và Trại Kim Hoa; một người trong triều, một người ngoài dân gian; một người bán nước, một người bán thân; một người đáng hận, một người đáng thương”; còn họa sĩ lừng danh Tề Bạch Thạch thì mong sau khi chết được mai táng cùng Trại Kim Hoa…
Năm 1936, sau khi Trại Kim Hoa vừa qua đời 3 tháng, vở kịch “Trại Kim Hoa” của kịch tác gia Hạ Diễn được biểu diễn liên tục 22 buổi vẫn kín rạp, gây chấn động thành Bắc Bình (Bắc Kinh). Nhà văn Lỗ Tấn viết cảm thán: “Ngay từ khi ngủ với Thống chế Đức Alfred Graf von Waldersee vào thời Nghĩa Hòa Quyền, Trại Kim Hoa đã trở thành Cửu Thiên Hộ Quốc Nương Nương rồi”.
Trại Kim Hoa, người phụ nữ làm nghề hạ tiện nhưng được ca ngợi hết lời đó là một gái điếm nổi tiếng sống vào cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc, được báo chí gọi là “Trung Quốc đệ nhất loạn thế giai nhân”. Đã có mấy chục cuốn truyện, vở kịch, bộ phim về Trại Kim Hoa nối nhau ra đời, càng ra đời sau càng được viết ly kỳ, cuốn hút.
Trong đó có mấy cuốn “Trại Kim Hoa ngoại truyện” của Tăng Phồn, “Trại Kim Hoa di sự” của Thẩm Vân Nông là đáng tin hơn cả; đặc biệt cuốn “Trại Kim Hoa bản sự” do Lưu Bán Nông viết theo lời kể của chính Trại Kim Hoa được coi là “có giá trị sử liệu nhất”.
Theo đó, Trại Kim Hoa đã được mô tả với những sự tích kiểu giai thoại như: “cứu hơn 10 ngàn người”, “Trại Kim Hoa là thần hộ mệnh của thành Bắc Kinh”…Cũng có người nghi ngờ điều đó bởi tất cả đều là lưu truyền trong dân gian, nhưng Trại Kim Hoa là nhân vật lịch sử có thật với nhiều chuyện đời thật được ghi nhận…
Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc-Hinh-2
Trại Kim Hoa năm 13 tuổi 
Trại Kim Hoa, tên thật Triệu Linh Phi, nhũ danh Triệu Thái Vân, sinh ở Huy Châu, tỉnh An Huy, sinh vào năm Đồng Trị thứ 11 (1872) trong một gia đình thân sĩ. Sau khi mẹ qua đời vì bệnh, theo cha đến Tô Châu. Là một cô gái có vẻ đẹp trời sinh hiếm có, ngay từ nhỏ cô bé đi đến đâu cũng đã cuốn hút ánh nhìn của đám mày râu.
Năm 1886, cô gái xinh đẹp Triệu Thái Vân mới 14 tuổi đã bị bán lên thuyền hoa trên sông Tô Châu làm kỹ nữ tiếp khách “bán nụ cười không bán thân”, đổi tên là Phó Thái Vân. Chỉ ít lâu sau, vẻ đẹp nghiêng thành và nụ cười tươi như hoa của Phó Thái Vân đã khiến danh tiếng cô lan truyền khắp thành Tô Châu.
Năm 1887, Triệu Thái Vân gặp được quý nhân khiến cuộc đời cô thay đổi hẳn. Quý nhân đó là Hồng Quân - Trạng nguyên khoa cử dưới triều Đồng Trị - đang giữ chức Học chính ở Giang Tây vừa về Tô Châu để chịu tang mẹ xong, vừa thấy mặt, quan trạng đã mê mẩn sắc đẹp của nàng nên cưới bằng được về làm người thiếp thứ hai và đổi tên nàng thành Hồng Mộng Loan.
Thế là từ một kỹ nữ thuyền hoa, Thái Vân bỗng chốc trở thành “Trạng nguyên phu nhân”. Khi đó Hồng Quân đã có tuổi, nhưng hai người vợ cũ đều hiền lành, nhu thuận, không tranh chấp gì nên cuộc sống của cô cũng dễ chịu…
Tháng 5/1888, chính phủ nhà Thanh phái Hồng Quân đi làm đại sứ ở 4 nước châu Âu Đức, Nga, Hà Lan, Áo. Theo lệ, đại sứ phải có phu nhân đi theo để tiện cho nghi lễ ngoại giao. Chính thất Vương phu nhân (vợ cả) của Hồng Quân bị ốm không đi được nên ông đưa Hồng Mộng Loan đi theo, nhân cớ đó sắm sửa phục sức cho người đẹp.
Thế là, mới 15 tuổi, Hồng Mộng Loan đã theo chồng đi sứ châu Âu với danh nghĩa Công sứ phu nhân. Vợ chồng họ mang theo một toán tùy viên và người phục vụ đáp thương thuyền “Saxion” tới Berlin. Trong thời gian đi sứ, Hồng Mộng Loan đã cùng chồng sống ở Berlin trong thời gian dài, rồi đến Saint Peterburg, Geneva và cả London, đắm mình trong giới thượng lưu, hân hạnh được Hoàng đế William đệ Nhị và Hoàng hậu Augusta Victoria của Đức tiếp kiến.
Chính trong thời gian này, Hồng Mộng Loan đã quen với Thống chế Đức Alfred Graf von Waldersee, người sau này là Thống soái Liên quân 8 nước ở Bắc Kinh. Cũng trong thời gian sống ở Đức, Hồng Mộng Loan đã sinh con gái với Hồng Quân, đặt tên là Đức Cung. 3 năm sau, tháng 11/1890, Hồng Quân mãn nhiệm trở về Thượng Hải, tháng 12 quay về Bắc Kinh giữ chức Tả thị lang Binh bộ, định cư Bắc Kinh.
Về nước, Hồng Quân báo cáo với chính phủ nhà Thanh: “Những người hiểu biết đều cho rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xảy ra chiến tranh ở châu Âu”; cho rằng Trung Quốc cần “tu minh chính sự, lo việc phòng bị”, dự đoán sẽ xảy ra chiến tranh. Ông cũng tinh thông lịch sử, để ý đến chuyện địa lý vùng Tây Bắc.
Ông phát hiện một tấm bản đồ ở Nga, thấy có giá trị bèn nhờ người khắc gỗ để in, mà không biết rằng tấm bản đồ ấy đã vẽ một diện tích lớn lãnh thổ Trung Quốc vào cương vực của Nga. Năm 1892, khi Trung Quốc và Nga xảy ra tranh chấp lãnh thổ, người Nga đưa ra tấm bản đồ do Hồng Quân cho khắc in làm chứng cứ khiến Trung Quốc bị mất phần lãnh thổ rộng 120 ngàn km2. Vì vậy, Hồng Quân bị bãi chức, sau đó phát bệnh rồi chết.
Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc-Hinh-3
Gái lầu xanh đời Thanh 
Quay lại chốn lầu xanh
Năm Quang Tự 19 (1893), Hồng Quân qua đời vào ngày 23/8 (âm lịch). Trên đường hộ tống linh cữu Hồng Quân về quê nhà ở Tô Châu, Hồng Mộng Loan đã rời khỏi gia tộc họ Hồng, ở lại Thượng Hải. Bà thuê một căn phòng ở ngõ Ngạn Phong, đường Nhị Mã, bỏ tiền mua về 2 cô gái, treo biển Tư Ngụ, tự đổi tên thành Tào Mộng Lan. Do tên tuổi Trạng nguyên phu nhân và Công sứ phu nhân của bà được lan truyền nên người ta gọi bà là “Hoa bảng trạng nguyên” (hàm ý đầu bảng làng kỹ nữ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.