Quái vật tiêu diệt Megalodon đang bị loài đáng sợ hơn tàn sát

Một hiện tượng giống như phim kinh dị đang diễn ra ngoài khơi bờ biển San Francisco: Hàng loạt cá thể thuộc loài quái vật già hơn khủng long dạt vào bờ biển trong tình trạng bị ăn mất gan.

Nghiên cứu vừa công bố trên Scientific Reports đã xác nhận tình trạng nguy hiểm của đàn cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) thường trú tại vùng biển ngoài khơi San Francisco. Nguyên nhân là một loài khác bất ngờ "đổi thực đơn", quay sang săn đuổi những con to lớn nhất trong đàn cá mập trắng.

Trước đó, cá mập trắng lớn vẫn giữ "ngai vàng" trong chuỗi thức ăn ở đây cũng như trong hầu hết các vùng biển trên thế giới, như chúng đã từng làm trong suốt hàng trăm triệu năm.

Quai vat tieu diet Megalodon dang bi loai dang so hon tan sat

"Quái vật biển khơi" chết thê thảm, dạt vào bờ biển San Francisco - Ảnh: Hennie Otto/Marine Dynamics/Dyer Island Conservation Trust

Cá mập là loài xuất hiện trước cả khủng long, tồn tại bất chấp nhiều đợt đại tuyệt chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cá mập trắng lớn có thể là loài nguy hiểm nhất dòng họ cá mập, khi đã "chèn ép" siêu cá mập Megalodon tới nỗi làm loài này tuyệt chủng vì không thể cạnh tranh nổi trong cuộc chiến giành thức ăn.

Thế nhưng, theo ghi nhận của nhóm đứng đầu bởi nhà sinh thái học biển Salvador Jorgensen từ Công viên thủy cung Vịnh Monterey, những con cá mập trắng lớn trong vùng này đang bị dạt vào bờ trong tình trạng bị ăn mất lá gan, thậm chí cả tim.

Đó không hề là những con yếu trong đàn, có những con có chiều dài cơ thể lên tới 5,5 m, cho thấy sức mạnh đáng sợ của kẻ tàn sát.

Kết quả theo dõi cho thấy cuộc tàn sát thảm khốc đến nỗi hải cẩu voi - loài hay bị cá mập trắng lớn ăn - đã sinh sôi mạnh mẽ trong vùng vì không bị giết chóc nữa.

Cuộc nghiên cứu đã chỉ thẳng đến sự xuất hiện và hành vi bất thường của một đàn cá voi sát thủ - cũng là "thiên địch" của cá mập trắng lớn. Tuy thỉnh thoảng vẫn tấn công cá mập nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thấy một cuộc tàn sát cố ý và thảm khốc đến thế cho đàn cá mập, lại chỉ nhắm vào lá gan giàu dinh dưỡng. Cá voi sát thủ thường ăn những con cá nhỏ hơn, thỉnh thoảng ăn hải cẩu.

Theo Science Alert, kết quả này được đưa ra từ sự theo dõi kỳ công 165 con cá mập trắng lớn được gắn thẻ GPS từ năm 2006 đến năm 2013, cũng như 27 năm dữ liệu về cá voi sát thủ, cá mập trắng lớn và hải cẩu voi.

Theo tiến sĩ Jorgensen, hành vi kỳ lạ của những con cá voi sát thủ này cho thấy sự biến dị khôn lường của chuỗi thức ăn. Hình thức tương tác này giữa các động vật săn mồi hàng đầu từng được ghi nhận trên đất liền nhưng rất hiếm dữ liệu về thế giới đại dương.

"Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, chúng ta có thể mất thêm một thời gian để tìm hiểu" - tiến sĩ Jorgensen nói.

“Nữ hoàng đại dương” siêu khủng bắt được ở Canada thuộc loài gì?

(Kiến Thức) - Con cá mập trắng khổng lồ siêu hiếm khoảng 50 tuổi, nặng 1,6 tấn và dài hơn 5 m, được đặt tên là Nukumi. 

“Nu hoang dai duong” sieu khung bat duoc o Canada thuoc loai gi?
Các nhà nghiên cứu ở vùng biển ngoài khơi Nova Scotia, Canada, đã bắt được một con cá mập siêu to khổng lồ và mệnh danh nó là ''nữ hoàng đại dương''.

Kinh dị "quái ngư" dành cả cuộc đời để mọc... 30.000 chiếc răng

Bộ hàm của cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng, xếp thành nhiều hàng. Hai hàng đầu tiên dùng để cắn và nghiền thức ăn. Do răng được thay thế liên tục, loài cá này có thể có đến 30.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời. 

Kinh di

Bộ hàm của cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng, xếp thành nhiều hàng. Hai hàng đầu tiên dùng để cắn và nghiền thức ăn. Do răng được thay thế liên tục, loài cá này có thể có đến 30.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời. Cá mập trắng lớn được mệnh danh là kẻ săn mồi đáng sợ vì sở hữu giác quan nhạy bén và những chiếc răng sắc nhọn để cắn đứt con mồi lớn. Ảnh: National Geographic.

Kinh di

Độ dài thông thường của răng cá mập trắng lớn là 7,5 cm. Răng của loài vật này hình tam giác, viền răng có những chiếc răng nhỏ như lưỡi cưa, giúp chúng khống chế và xé nát con mồi. Bộ hàm của cá mập trắng lớn cũng được "thiết kế" đặc biệt với phần xương hàm trên gắn lỏng lẻo với hộp sọ. Khi chúng há miệng, phần hàm sẽ nhô ra ngoài, mõm cong lên, con mồi sẽ dễ dàng lọt vào miệng. Khi bộ hàm khép lại, những chiếc răng sẽ siết chặt lấy con mồi, khiến chúng đau đớn và không thể trốn thoát. Ảnh: Buried Treasure Fossils.

Kinh di

Nghiên cứu của Mỹ từ những năm 1980 cho thấy cá mập trắng lớn có thể tiêu thụ 30 kg thức ăn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 của Australia cho thấy loài này có thể ăn gấp 4 lần so với ước tính trước đó, tức là khoảng 120 kg. Khi ăn đủ no, chúng có thể nhịn ăn trong 2 tháng. Lý giải cho điều này, ruột của cá mập trắng lớn có cấu trúc hình xoắn ốc, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại và hiệu quả hơn. Ảnh: Milliyet.

Kinh di

Gan của cá mập trắng lớn có thể chiếm 25% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 90% không gian bên trong khoang cơ thể. Phần gan của loài cá này chứa nhiều dầu, đây cũng là một trong những lý do chúng có thể dễ dàng nổi trên mặt nước. Ảnh: The Senses.

Kinh di

Giống cá đuối và các loài cá mập khác, xương của cá mập trắng lớn cấu tạo từ sụn cứng. Sụn cứng dẻo dai, nhẹ hơn xương, giúp chúng di chuyển nhanh trong nước. Ảnh: Leogaskins.

Kinh di

Những chiếc lỗ li ti trên mõm của cá mập trắng lớn được gọi là Ampullae of Lorenzini, được dùng để nhận biết tín hiệu điện siêu nhỏ phát ra từ cơ bắp của các động vật khác. Ampullae of Lorenzini chủ yếu được tìm thấy ở lớp cá sụn. Ngoài ra, cơ quan thụ cảm, hay còn gọi là "đường bên", cũng giúp cá mập trắng lớn thu thập thông tin và các biến đổi trong nước. Qua đó, chúng có thể phát hiện cử động của con mồi cách xa 250 m. Ảnh: The Conversation.

Theo Minh Thúy/Zing News Copy link

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/loai-ca-moc-30000-chiec-rang-trong-suot-cuoc-doi-post1249180.html

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.