PKĐK Xuân Mai lưu giữ chất thải y tế nguy hại ở...hành lang?

Nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của Phòng khám đa khoa Xuân Mai thuộc TTYT huyện Chương Mỹ, Hà Nội được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.

Ngày 5/3/2019 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản số 921/SYT-NVY về việc tăng cường quản lý chất thải y tế đến các Trưởng phòng y tế 30 quận, huyện, thị xã và các cơ sở y tế trong và ngoài công lập.
Nội dung văn bản cũng yêu cầu rõ các đơn vị y tế phải: “Nghiêm túc thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về quản lý chất thải. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường. Tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT”.
PKDK Xuan Mai luu giu chat thai y te nguy hai o...hanh lang?
 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản số 921/SYT-NVY về việc tăng cường quản lý chất thải y tế đến các Trưởng phòng y tế 30 quận, huyện, thị xã và các cơ sở y tế trong và ngoài công lập.
Sở Y tế Hà Nội hàng năm đều có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tăng cường quản lý chất thải y tế.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, vẫn còn rất nhiều các Trung tâm y tế trên địa bàn TP Hà Nội chưa thực hiện đúng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng Thông tư 58 này.
Mới đây, PV đã ghi nhận thực tế tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai thuộc Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ (Hà Nội) về công tác quản lý chất thải y tế.
Theo đó, nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của PKĐK Xuân Mai được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.
Tại nơi lưu giữ này không được quây kín riêng biệt mà chỉ ngăn cách bằng một hàng rào với các song sắt, phía bên ngoài không hề có biển cảnh báo là nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại.
Điều đáng nói là chỉ cần đứng bên ngoài sân của Phòng khám đa khoa Xuân Mai cũng thấy được tình trạng chất thải y tế nguy hại được vứt bỏ lộn xộn bên trong nơi lưu giữ.
PKDK Xuan Mai luu giu chat thai y te nguy hai o...hanh lang?-Hinh-2
 Nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của Phòng khám đa khoa Xuân Mai được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.
Không hiểu vì lý do gì mà tại phòng khám này chỉ được bố trí duy nhất một thùng chuyên dụng để chứa chất thải y tế, những túi nilong đựng chất thải y tế nguy hại lây nhiễm được chất đống trên nắp thùng, vô số các hộp an toàn đựng bơm kim tiêm sắc nhọn thì xếp quây tròn xung quanh dưới chân thùng chuyên dụng này.
Để làm rõ vấn đề trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ, gồm có bà Vũ Thị Yến – Phó Giám đốc TTYT Chương Mỹ; ông Nguyễn Duy Kính – Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ; bà Vũ Thị Bích – cán bộ phụ trách môi trường y tế của trung tâm.
Tại buổi làm việc bà Vũ Thị Bích cho biết: “Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ đã ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại với Công ty Urenco 13. Chất thải y tế của cách trạm y tế xã và 2 phòng khám trên địa bàn được thu gom vận chuyển về Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ 1 tuần 1 lần.
TTYT huyện Chương Mỹ giao chất thải y tế nguy hại 1 lần/tuần vào thứ 5 cho Công ty Urenco 13. Vì lượng chất thải nguy hại phát sinh tại phòng khám và các trạm y tế xã rất ít, chủ yếu là bơm kim tiêm và vỏ lọ nên chúng tôi chỉ có kho thông thường và bố trí các thùng đựng theo đúng quy định”.
Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Yến – Phó Giám đốc TTYT huyện Chương Mỹ khẳng định: “Đơn vị thường xuyên kiểm tra về môi trường y tế, vì vấn đề này nằm trong nội dung kiểm tra quy chế chuyên môn. Chúng tôi có 2 hình thức kiểm tra là thường xuyên định kỳ và đột xuất, trung tâm bố trí đầy đủ các thùng đựng chất thải cho Phòng khám đa khoa Xuân Mai và đi kiểm tra giám sát cũng không gặp tình trạng để chất thải y tế nguy hại như vậy. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại và nhắc nhở nhân viên phòng khám thực hiện tốt hơn”.
Tại phòng khám này chỉ được bố trí duy nhất một thùng chuyên dụng để chứa chất thải y tế.
Khi PV đưa ra câu hỏi vì sao nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại lại không được quây kín, không dán biển báo và chất thải y tế chất đống bên trong.
Trả lời câu hỏi trên, bà Bích cho biết: “Các hộp an toàn đựng bơm kim tiêm sắc nhọn được phép để dưới đất như vậy, vì hộp này có vỏ cứng nên sẽ không bị rơi ra ngoài. Tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai trước đây có kho lưu giữ, tuy nhiên khi khu vực này chuyển thành nơi điều trị Methadon nên không còn kho này nữa.
Vì diện tích không có nên phòng khám đã chuyển khu lưu giữ chất thải y tế ra ngoài hành lang của khu điều trị này. Khi chuyển ra đây chúng tôi cũng không báo cáo lên các cơ quan chức năng”.
Ông Nguyễn Duy Kính – Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ của TTYT huyện Chương Mỹ cũng thông tin thêm, mới đây Sở Y tế Hà Nội đã đồng ý phê duyệt cho xây dựng nhà lưu giữ chất thải y tế tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai.
Như vậy, mặc dù đi kiểm tra, giám sát thường xuyên nhưng không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo của Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ lại không có ý kiến, nhắc nhở đối với nơi lưu giữ chất thải y tế “tạm bợ”, không biển báo này của Phòng khám đa khoa Xuân Mai!?
Khi làm việc với PV, các hồ sơ giấy tờ về bảo vệ môi trường của đơn vị này cũng chưa được hoàn chỉnh.

*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Bộ Y tế yêu cầu BV Bạch Mai làm rõ vụ tái chế rác độc hại

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai làm rõ và xử lý vụ việc bệnh viện này tiến hành tái chế hàng nghìn tấn rác thải y tế độc hại.

Công văn của Bộ Y tế nếu rõ: Ngày 08/01/2016 trên Báo Lao Động có bài phóng sự tiêu đề: "Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện”. Trong đó có nêu Bệnh viện Bạch Mai để lọt hàng nghìn tấn rác thải y tế độc hại ra thị trường.

Bộ Y tế đẩy mạnh kiểm soát lò đốt rác thải y tế

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh quản lý và kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt rác thải y tế.

Tại Việt Nam, lò đốt rác thải y tế vẫn là một trong những công nghệ đang được sử dụng để xử lý chất thải y tế. Để kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt chất thải rắn y tế, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản, chính sách.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, trong đó quy định các cơ sở y tế phải thực hiện quan trắc khí thải lò đốt chất thải rắn y tế theo QCVN 02:2012/BTNMT với tần suất 3 tháng 1 lần và phải báo cáo cơ quan quản lý theo thẩm quyền.
Bộ Y tế cũng đã chủ động xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011. Đề án nêu rõ giải pháp công nghệ trong xử lý chất thải y tế là "Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế theo định hướng áp dụng công nghệ mới, đảm bảo tính thân thiện với môi trường... đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường" và mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường.
Bo Y te day manh kiem soat lo dot rac thai y te
 Rác thải y tế.

Để triển khai Đề án, Bộ Y tế đã bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, từ nguồn kinh phí Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí là 150 triệu USD… để tập trung hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường cho các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ, các bệnh viện công lập thuộc các địa phương có quy mô giường bệnh lớn, nguy cơ phát sinh chất thải nhiều; tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho các

Viện chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế để quan trắc, giám sát môi trường y tế, trong đó có việc giám sát khí thải từ lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, lò đốt chất thải rắn y tế được sử dụng chủ yếu ở các bệnh viện tỉnh và huyện. Vì vậy UBND tỉnh có vai trò chính trong việc kiểm tra, giám sát, đầu tư và định hướng công nghệ mới thân thiện môi trường để thay thế dần các lò đốt không đạt quy chuẩn môi trường.

Bộ Y tế đã thường xuyên có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị rà soát, đánh giá tình trạng hoạt động của các lò đốt chất thải rắn y tế và xây dựng kế hoạch loại bỏ các lò đốt không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Chính phủ cũng đã có công văn yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đề xuất biện pháp kiểm soát các lò đốt rác nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu và đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng và đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo UBND các địa phương và Lãnh đạo các cơ sở y tế.

Cũng liên quan đến việc kiểm soát lò đốt rác thải y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế quy định rõ: “Khí thải từ các lò đốt chất thải rắn y tế phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có chỉ tiêu về Dioxin/Furan PCDD/PCDF phải đảm bảo thấp hơn 2,3 ngTEQ/Nm3”.

Công nghệ đốt là một trong những công nghệ được sử dụng để xử lý chất thải rắn tại một số nước trên thế giới. Ưu điểm của công nghệ đốt là xử lý đa số các loại chất thải và giảm tối đa thể tích chất thải sau xử lý. Tuy nhiên, nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh ra những chất độc hại như dioxin, furan gây ô nhiễm môi trường thứ phát; chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí giám sát môi trường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước khi chưa có điều kiện sử dụng các công nghệ tiên tiến thì sử dụng lò đốt rác thải y tế có thể vẫn được xem là giải pháp thích hợp, tạm thời (Theo tài liệu của WHO: Fact sheet No 281 và Quản lý an toàn chất thải từ các hoạt động y tế năm 2014).
Mời độc giả xem video: Virus Zika làm teo đầu trẻ em rất dễ tấn công Việt Nam:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.