Phương pháp điều trị chứng can huyết hư

(Kiến Thức) - Phụ nữ lấy huyết làm chủ, huyết đủ thì can mộc khí thịnh, huyết suy thì sinh nhiệt, làm mộc khí uất. 

Phương pháp điều trị chứng can huyết hư
TTND Nguyễn Xuân Hướng đang bắt mạch cho bệnh nhân.
 TTND Nguyễn Xuân Hướng đang bắt mạch cho bệnh nhân.
Điều trị chứng can huyết hư kinh nguyệt không đều: Bổ can, dưỡng huyết, điều kinh. Bài thuốc: Đương quy 10g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 8g, chích thảo 4g. Ngày một thang sắc uống trước khi ăn, uống khi thuốc còn ấm.
Do can huyết hư thống kinh (trong khi hành kinh, hoặc sau khi hành kinh bụng dưới đau âm ỉ, hay chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi) dùng bài thuốc: Đương quy 12g, bạch thược 12g, a giao 12g, sơn thù 8g, ba kích 8g, hoài sơn 16g, chích thảo 4g. Ngày uống một thang, uống trước khi ăn.
Do can huyết hư sinh chứng hư lao (người mắc chứng này thể trạng gầy còm, sắc mặt không tươi tỉnh, tay chân tê dại, gân mạch co rút, móng tay, móng chân khô giòn) dùng bài thuốc: Đương quy 12g, bạch thược 12g, táo nhân 16g, mộc qua 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, mạch môn 8g, chích thảo 4g. Ngày uống một thang, uống lúc đói, khi thuốc còn ấm.
Do can huyết hư sinh mất ngủ (người mắc chứng này hay mất ngủ, ngủ mê, dễ sợ hãi, chóng mặt, hoa mắt dùng bằng bài thuốc: Hắc táo nhân 20g, tri mẫu 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g, phục thần 12g, bạch thược 12g, viễn chí 6g. Ngày uống một thang, sắc 3 lần, uống trước khi ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ.

Trị chứng chóng mặt, ăn gì?

Trị chứng chóng mặt, ăn gì?
Cháo tiểu mạch, long nhãn có công hiệu bổ thận bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.

Trị chứng tiêu chảy thể thấp thử nhiệt

(Kiến Thức) - Bị tiêu chảy thể thấp thử nhiệt có biểu hiện tiêu chảy trời nắng nóng, do ăn phải thức ăn ôi thiu, đau bụng đi tả, đi tả như xối nước, hậu môn nóng rát.

Trị chứng tiêu chảy thể thấp thử nhiệt
Hỏi: Tôi hay bị tiêu chảy, đặc biệt khi trời nắng nóng, hậu môn nóng rát. Xin hỏi có món ăn, bài thuốc nào điều trị chứng bệnh này? - Nguyễn Thị An (Phú Thọ).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Cận cảnh thuốc lá tàn phá dữ dội sức khỏe răng miệng

(Kiến Thức) - Độc tố nicotin, monoxyd de carbon và acid cyanhydrid có trong thuốc lá được coi là "sát thủ" đối với răng miệng, trong đó nghiêm trọng nhất là căn bệnh ung thư.

Cận cảnh thuốc lá tàn phá dữ dội sức khỏe răng miệng
1 - Ung thư miệng: những chất độc có trong thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư lưỡi, môi, nướu răng và cổ họng. Bộ Y tế Canada ước tính khoảng 3.400 trường hợp ung thư miệng ở nước này được phát hiện một năm, trong đó nam giới tỷ lệ lớn.

1 - Ung thư miệng: những chất độc có trong thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư lưỡi, môi, nướu răng và cổ họng. Bộ Y tế Canada ước tính khoảng 3.400 trường hợp ung thư miệng ở nước này được phát hiện một năm, trong đó nam giới tỷ lệ lớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới