Cận cảnh thuốc lá tàn phá dữ dội sức khỏe răng miệng

Cận cảnh thuốc lá tàn phá dữ dội sức khỏe răng miệng

(Kiến Thức) - Độc tố nicotin, monoxyd de carbon và acid cyanhydrid có trong thuốc lá được coi là "sát thủ" đối với răng miệng, trong đó nghiêm trọng nhất là căn bệnh ung thư.

1 - Ung thư miệng: những chất độc có trong thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư lưỡi, môi, nướu răng và cổ họng. Bộ Y tế Canada ước tính khoảng 3.400 trường hợp ung thư miệng ở nước này được phát hiện một năm, trong đó nam giới tỷ lệ lớn.
1 - Ung thư miệng: những chất độc có trong thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư lưỡi, môi, nướu răng và cổ họng. Bộ Y tế Canada ước tính khoảng 3.400 trường hợp ung thư miệng ở nước này được phát hiện một năm, trong đó nam giới tỷ lệ lớn.
Mary Bertone chuyên gia răng miệng đến từ Trung tâm Sức khỏe Răng miệng, Đại học Manitoba cho biết tình trạng sẽ càng “thê thảm” hơn nếu vừa hút thuốc vừa nghiện rượu. Thật không may, những ca mắc ung thư miệng thường được phát hiện muộn khiến hiệu quả điều trị không cao.
Mary Bertone chuyên gia răng miệng đến từ Trung tâm Sức khỏe Răng miệng, Đại học Manitoba cho biết tình trạng sẽ càng “thê thảm” hơn nếu vừa hút thuốc vừa nghiện rượu. Thật không may, những ca mắc ung thư miệng thường được phát hiện muộn khiến hiệu quả điều trị không cao.
2 - Bệnh nướu răng: thói quen sử dụng thuốc lá gây nên hiện tượng xuất hiện nhiều mảng bám trong miệng người hút. Những vi khuẩn có trong mảng bám này tấn công mạnh vào nướu răng. Bên cạnh đó, người hút thuốc cũng có nồng độ oxy trong máu thấp dẫn đến tình trạng các vết thương trong khoang miệng rất khó lành, gây nên tình trạng nhiễm trùng nướu. So với người không “dính dáng” đến khói thuốc, người “nghiện” thuốc lá có tỷ lệ mắc nướu răng lớn hơn nhiều.
2 - Bệnh nướu răng: thói quen sử dụng thuốc lá gây nên hiện tượng xuất hiện nhiều mảng bám trong miệng người hút. Những vi khuẩn có trong mảng bám này tấn công mạnh vào nướu răng. Bên cạnh đó, người hút thuốc cũng có nồng độ oxy trong máu thấp dẫn đến tình trạng các vết thương trong khoang miệng rất khó lành, gây nên tình trạng nhiễm trùng nướu. So với người không “dính dáng” đến khói thuốc, người “nghiện” thuốc lá có tỷ lệ mắc nướu răng lớn hơn nhiều.
3 - Sâu răng: những người hút thuốc có nguy cơ sâu răng cao hơn gấp ba lần so với thông thường. Ngoài ra, người hút thuốc lá gián tiếp dễ sâu răng gấp đôi những người sống trong gia đình không ai hút thuốc. Đặc biệt, ở những em nhỏ từ 4 đến 14 tuổi. Nguyên nhân của vấn đề là do chất cotinine có trong thuốc lá làm cho vi khuẩn phá hoại răng phát triển nhanh hơn. Điều này trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng cotinine có thể giết chết vi khuẩn trong lỗ sâu răng.
3 - Sâu răng: những người hút thuốc có nguy cơ sâu răng cao hơn gấp ba lần so với thông thường. Ngoài ra, người hút thuốc lá gián tiếp dễ sâu răng gấp đôi những người sống trong gia đình không ai hút thuốc. Đặc biệt, ở những em nhỏ từ 4 đến 14 tuổi. Nguyên nhân của vấn đề là do chất cotinine có trong thuốc lá làm cho vi khuẩn phá hoại răng phát triển nhanh hơn. Điều này trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng cotinine có thể giết chết vi khuẩn trong lỗ sâu răng.
4 – Gây hôi miệng: hơn 4.000 hóa chất có trong thuốc lá đi qua khoang miệng làm xuất hiện mùi hôi trong hơi thở. Đáng tiếc là điều phiền toái này không thể “đánh bại” nhanh chóng bởi việc sử dụng kẹo bạc hà. Hút thuốc còn gây nên tình trạng nhiễm trùng nướu và thậm chí gây kích ứng xoang, dẫn đến hiện tượng xuất tiết ở mũi.
4 – Gây hôi miệng: hơn 4.000 hóa chất có trong thuốc lá đi qua khoang miệng làm xuất hiện mùi hôi trong hơi thở. Đáng tiếc là điều phiền toái này không thể “đánh bại” nhanh chóng bởi việc sử dụng kẹo bạc hà. Hút thuốc còn gây nên tình trạng nhiễm trùng nướu và thậm chí gây kích ứng xoang, dẫn đến hiện tượng xuất tiết ở mũi.
5 – Gây xỉn màu răng: chất tar và nicotine để lại trên răng khiến nụ cười của người hút thuốc không thể rạng ngời. Theo thời gian, rối loạn sắc tố này có thể đi sâu vào các vết nứt nhỏ ở men răng khiến răng bị vàng vĩnh viễn.
5 – Gây xỉn màu răng: chất tar và nicotine để lại trên răng khiến nụ cười của người hút thuốc không thể rạng ngời. Theo thời gian, rối loạn sắc tố này có thể đi sâu vào các vết nứt nhỏ ở men răng khiến răng bị vàng vĩnh viễn.
6 – Thay đổi vị giác, khướu giác: khi hút thuốc lá thường xuyên, các giác quan giúp cảm nhận mùi, hương vị bị ảnh hưởng trầm trọng khiến người hút có xu hướng sử dụng nhiều muối và đường. Kết quả khảo sát cho biết khoảng 1/5 lượng người hút thuốc lá giảm khả năng vị giác và khướu giác. May mắn thay, những hậu quả này có thể được khắc phục nhanh chóng khi bạn bỏ thuốc lá.
6 – Thay đổi vị giác, khướu giác: khi hút thuốc lá thường xuyên, các giác quan giúp cảm nhận mùi, hương vị bị ảnh hưởng trầm trọng khiến người hút có xu hướng sử dụng nhiều muối và đường. Kết quả khảo sát cho biết khoảng 1/5 lượng người hút thuốc lá giảm khả năng vị giác và khướu giác. May mắn thay, những hậu quả này có thể được khắc phục nhanh chóng khi bạn bỏ thuốc lá.
Hiểu rõ về tác hại của thuốc lá song rất nhiều người từng thất bại trong nỗ lực từ bỏ nó. Bác sĩ Bertone cho biết bạn có thể sử dụng miếng cao dán nicotin, thuốc uống để giảm dần cảm giác thèm thuốc.
Hiểu rõ về tác hại của thuốc lá song rất nhiều người từng thất bại trong nỗ lực từ bỏ nó. Bác sĩ Bertone cho biết bạn có thể sử dụng miếng cao dán nicotin, thuốc uống để giảm dần cảm giác thèm thuốc.
besthealthmag.ca

GALLERY MỚI NHẤT