Phù phép khí thải carbon thành thức ăn cho cá hồi

(Kiến Thức) - Na Uy có một kế hoạch khá thú vị, đó là chuyển khí thải carbon độc hại trở thành nhân tố phát triển nguồn thức ăn cho cá hồi.

Tại Na Uy, hàng triệu tấn khí thải carbon dioxide hòa lẫn vào không khí từ các nhà máy gây ra tình trạng ô nhiễm carbon nặng nề, chính vì thế mà Na Uy có một kế hoạch mới khá thú vị, đó là “phù phép” cho khí thải trở thành nhân tố phát triển nguồn thức ăn cho cá hồi, mang lại nguồn lợi nhuận lớn từ dầu cá.

Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới.
 Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới.
Dự án được thử nghiệm tại Mongstad, một khu công nghiệp ở Na Uy bao gồm các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện khí. Tại đó, người ta nuôi tảo, loài sinh vật rất cần carbon dioxide để quang hợp. Carbon dioxide thải ra từ các nhà máy ở Mongstad sẽ được chuyển qua nước biển để nuôi tảo. Các nhà khoa học cho biết cứ khoảng 1 tấn carbon dioxide có thể đủ cho 1 tấn tảo phát triển. Sau đó, tảo được đem làm thức ăn cho cá hồi.

Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới, trước đó nước này rất lo lắng về nguồn cung cấp thức ăn cho cá. Nếu dự án này đạt hiệu quả cao, nó sẽ giải quyết được cả hai vấn đề bức bối của đất nước về ô nhiễm carbon và thiếu hụt nguồn thức ăn cho cá.

Cá hồi còn là nguồn cung cấp dầu cá hồi giàu axit béo omega-3 lớn (chất rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể người và có nhiều công dụng), đem lại lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế của Na Uy.

Lý giải chuyện cá hồi chết sau khi đẻ trứng

(Kiến Thức) - Đúng là sau khi đẻ xong, cá hồi sẽ chết. Đấy là do tập tính di truyền của loài. Cá hồi sống trong tự nhiên có đặc điểm là được sinh ở nước ngọt sau đó sẽ di chuyển dần ra biển. 

Hỏi: Tôi nghe nói cá hồi sau khi đẻ trứng sẽ chết, điều này có đúng không. Nếu đúng thế thì tuổi thọ của những con cá hồi này sẽ thấp, có phải vậy không? - Nguyễn Hải Nguyệt (Hà Nội).
 

Tận mắt các loài chim quái đản không tưởng

(Kiến Thức) - Cũng là chim nhưng chúng lại sở hữu ngoại hình vô cùng quái đản, kỳ quặc so với những sinh vật bay lượn trên bầu trời khác.

Các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ là nhà của đại gia đình chim ô đen (tên khoa học là Cephalopterus penduliger) với cục thịt rất dài bắt đầu từ dưới cuống họng và thả lơ lửng xuống dưới. Nếu đứng dưới đất chắc hẳn chúng sẽ phải kéo lê cục thịt kỳ lạ này.
 Các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ là nhà của đại gia đình chim ô đen (tên khoa học là Cephalopterus penduliger) với cục thịt rất dài bắt đầu từ dưới cuống họng và thả lơ lửng xuống dưới. Nếu đứng dưới đất chắc hẳn chúng sẽ phải kéo lê cục thịt kỳ lạ này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.