Phụ mẹ chồng dưới bếp, bà đuổi lên và nói câu khiến tôi sững người

Tôi không biết mình đã làm sai điều gì nhưng mối quan hệ giữa tôi với mẹ chồng luôn không tốt.

Tôi về nhà chồng làm dâu cũng được 3 năm rồi nhưng mối quan hệ giữa tôi với mẹ chồng chưa bao giờ tốt đẹp. Mẹ chồng luôn giữ khoảng cách với tôi vì bà nghĩ tôi chỉ là con dâu chứ không phải con ruột. Dù tôi có cố gắng như thế nào cũng không xóa bỏ được khoảng cách ấy.
Thông thường tôi và chồng đi làm cả ngày, con tôi giao cho mẹ chồng trông nom. Chiều về, mẹ trả con cho tôi rồi nấu ăn. Thương mẹ, tôi mua thức ăn bên ngoài về cho tiện thì bà lại trách tôi phung phí rồi không chịu ăn. Sau đó, tôi không mua nữa nhưng cũng buồn lòng.
Phu me chong duoi bep, ba duoi len va noi cau khien toi sung nguoi
Ảnh minh họa. 
Hay thỉnh thoảng tôi cũng xuống nhà bếp phụ nấu ăn với mẹ nhưng đều bị đuổi lên. Như hôm qua, thấy mẹ lúi húi dưới bếp nấu một mình, tôi bế con xuống ngồi nhặt rau thì bà đuổi tôi lên còn kèm thêm một câu nói: "Cháu còn bé, không nên cho cháu xuống bếp núc, nguy hiểm. Lớn rồi chẳng lẽ con còn không hiểu điều đơn giản như vậy sao?".
Câu nói của mẹ khiến tôi sững người, buồn vô cùng. Tôi chỉ muốn giúp bà thôi, sao bà cứ tạo khoảng cách với tôi chứ? Đôi lúc tôi chỉ muốn buông xuôi, sống với mẹ chồng trong cùng nhà mà cứ lạnh nhạt như vậy thì mệt mỏi quá.

Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào chuyện bất ngờ

Mẹ chồng tôi ra đi mà không nhắm mắt vì chưa từng được bế cháu nội.

Tôi thấy có lỗi với mẹ chồng quá mọi người ạ. Cả đời bà hy sinh vì con cháu, cuối cùng di nguyện của bà tôi cũng không thể thành toàn.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.