Phòng chống HIV/AIDS: Giải pháp tiến tới chấm dứt dịch bệnh trước năm 2030

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo triển khai Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam trước năm 2030.

Ngày 5/12 vừa qua, tại Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo triển khai Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 6/7/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, dịch HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phong chong HIV/AIDS: Giai phap tien toi cham dut dich benh truoc nam 2030
Hội thảo triển khai Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư về phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Nghean.dcs.vn.  

Hội thảo được tổ chức để lắng nghe các tham luận, các chia sẻ ý kiến, đóng góp, khuyến nghị từ các chuyên gia trong nước và quốc tế; từ đó Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo Trung ương có thể tham mưu cho Đảng và Nhà nước có những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt hơn nữa để đạt được mục tiêu tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam chậm nhất vào năm 2030.

Ông Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 07-CT/TW và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm Chỉ thị cũng như các kế hoạch, đề án đã ban hành.
Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030; tiếp tục mở rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả như: Mô hình doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mô hình cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày; vận động người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế, hỗ trợ người nhiễm HIV mua thẻ bảo hiểm y tế…
Bên cạnh đó, ngành Y tế và các địa phương phải đảm bảo đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và vật tư y tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí từ các dự án viện trợ nước ngoài, của Trung ương cũng như chủ động bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS…

Điều cần biết về phòng ngừa COVID-19 ở bệnh nhân HIV

Theo khuyến cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc COVID-19 tương tự như dân số nói chung.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Đột phá trong phát triển phương pháp điều trị HIV

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đang tiến thêm một bước nữa trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Phương pháp điều trị HIV hiện tại có thể giữ căn bệnh này trong tầm kiểm soát, song chưa có thuốc chữa khỏi HIV. Trong 40 năm, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa thành công trong việc tìm ra phương pháp chữa khỏi căn bệnh này.
Theo News Medical, gần đây, một đội ngũ nhà nghiên cứu từ trường Đại học Aarhus và Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã thực hiện hướng tiếp cận mới để phát triển phương pháp chữa HIV. Nghiên cứu mới dựa trên ý tưởng rằng thuốc thử nghiệm có thể thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể ngăn chặn virus.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.