![]() |
Chocolate có thể được dùng để phát hiện ung thư. |
Các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã phát triển một kỹ thuật mới nhằm nhận biết bệnh ung thư bằng cách theo dõi lượng đường được cơ thể hấp thụ như thế nào.
Bằng cách điều chỉnh máy quét cộng hưởng MRI để xem xét sự hấp thu glucose, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng các khối u rực sáng lên sau khi cơ thể tiêu thụ một chất ngọt nào đó. Hiện tượng này được giải thích là do các khối u ác tính tiêu thụ glucose nhiều hơn các mô khỏe mạnh để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của chúng.
Phát hiện đột phá này cung cấp một phương pháp an toàn, đơn giản, hiệu quả hơn, thay thế cho kỹ thuật tiêm chất phóng xạ để phát hiện ung thư như hiện nay. Đồng thời, điều này cũng làm tăng hy vọng về việc cải thiện tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư.
Giáo sư Mark Lythgoe, giám đốc UCL’s Centre for Advanced Biomedical Imaging cho rằng kết quả đạt được là khá bất ngờ. Máy quét MRI có thể nhận biết chuyển động chất glucose, thậm chí nó đã được khoảng 18 tháng trước đó.
“Phương pháp này có thể được thực hiện sau khi bạn tiêu thụ đồ uống ngọt, giống như nước ngọt hoặc nước ép trái cây, hoặc thức ăn có lượng đường cao. Nó giúp phát hiện tế bào ung thư từ việc sử dụng lượng đường chứa trong một nửa thanh chocolate được hấp thụ trong cơ thể”, giáo sư Mark cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này để theo dõi khối u ở chuột mắc bệnh ung thư ruột. Họ tìm thấy sự phát triển ung thư được phát hiện bởi một máy quét MRI sau khi chuột uống glucose.
Phương pháp này cũng đã được thử nghiệm trên một số ít các bệnh nhân ung thư với dấu hiệu ban đầu rất thành công.