Phát hiện nhiều "cánh cổng" bí ẩn trên sa mạc

Một nhà nghiên cứu khoa học vừa công bố những phát hiện của mình trên một vùng sa mạc thuộc Ả Rập Xê Út.

Theo Mirror, giáo sư David Kennedy tại Đại học Tây Úc vừa công bố những phát hiện của mình trên một vùng sa mạc thuộc Ả Rập Xê Út. Điều đáng kinh ngạc là Kennedy chỉ sử dụng dịch vụ Google Earth chứ không cần phải đặt chân tới những khu vực khắc nghiệt nói trên.

Phat hien nhieu "canh cong" bi an tren sa mac
 Ảnh chụp rõ nét một công trình trên Google Earth.

Bằng việc phân tích những bức ảnh độ nét cao lấy từ Google Earth, ông Kennedy khẳng định nơi đây có hàng trăm công trình với độ cao chỉ khoảng nửa mét nhưng chiều dài lên đến 500m. Chưa rõ ý nghĩa của các công trình này, nhưng giáo sư Kennedy cho rằng chúng có lịch sử từ 2.000 - 9.000 năm.

Giáo sư Kennedy đã dành 4 thập kỷ để khám phá Jordan cũng như các vùng lân cận. Phát hiện nói trên xảy ra khá tình cờ khi một bác sĩ người Ả rập cho ông xem một bức ảnh lạ. "Anh ấy đã gửi tọa độ cho tôi, sau đó tôi tìm kiếm và bị thu hút bởi những gì nhìn thấy", vị giáo sư nói với ABC.net.au.

"Tôi quan tâm đến di sản của đất nước tôi. Và tôi đã phát hiện ra rằng, trên Google Earth có một số công trình khá lạ nằm trên những vùng từng là dòng chảy của nham thạch", giáo sư Kennedy nói và cho biết ông đặt tên cho các công trình này là "những cánh cổng".

Phat hien nhieu "canh cong" bi an tren sa mac-Hinh-2
 Những công trình này được đặt tên theo số thứ tự "Cánh cổng 1", "Cánh cổng 2", "Cánh cổng 3",...

"Đây là những khu vực cực kỳ ảm đạm, khô cằn - rất không thân thiện, không có thực vật và bạn sẽ không thể nghĩ con người muốn dành nhiều thời gian ở đó. Nhưng khi bạn đứng ở độ cao 500 feet hoặc hơn, đột nhiên bạn có thể sẽ nhìn thấy hàng ngàn công trình xây dựng bằng đá này", ông nói thêm.

Những loài thích nghi cuộc sống sa mạc đáng kinh ngạc (1)

(Kiến Thức) - Môi trường sa mạc khắc nghiệt thúc đẩy các loài động vật có khả năng dự trữ nước và sinh tồn cao đến đáng kinh ngạc.

Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)
Ễnh ương châu Phi. Loài ếch này có thể thích nghi với cuộc sống ở sa mạc và thậm chí cả vùng cao nguyên. Chúng có cách đánh bại nhiệt độ khắc nghiệt của sa mạc bằng cách chui sâu vào lòng đất và nằm im bất động, một trạng thái giống như ngủ đông. Chúng bong da ra để tạo thành một cái kén giữ độ ẩm cho cơ thể và hấp thụ nước giữ trong bàng quang. Nó có thể nằm im suốt hơn một năm và vẫn có thể sống sót dù mất tới 38% trọng lượng cơ thể của nó. Khi trời mưa, ễnh ương châu Phi sẽ trở lại bề mặt đất để kiếm ăn và sinh sản.  
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-2
Chim ruồi Costa. Loài chim nhỏ bé này có thể được tìm thấy trong sa mạc Sonoran và Mojave, chúng có thể thích nghi tốt trong môi trường sa mạc. Chúng có thể thoát khỏi cái nóng của những ngày hè nóng nực bằng cách bay tới các bụi rậm. Khi nhiệt độ ban đêm giảm mạnh, chúng đi vào trạng thái ngủ mê, làm chậm nhịp tim bình thường từ 500-900 nhịp đập mỗi phút xuống 50 nhịp mỗi phút để bảo tồn năng lượng.  
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-3
 Mèo cát. Loài mèo nhỏ đáng yêu này thực chất lại có khả năng siêu cường để sống trong sa mạc. Loài này chỉ được tìm thấy sống trong môi trường sống sa mạc cát. Tai của loài này lớn và thấp, giúp bảo vệ nó khỏi những cơn gió cát, cũng như cải thiện khả năng định vị con mồi ẩn dưới lòng đất. Bàn chân có lớp lông dày của con vật có thể giúp nó đối phó với các thái cực cát nóng và lạnh. Mèo cát có thể chịu được nhiệt độ đóng băng đến nhiệt độ bỏng rát. Để chống lại nhiệt độ khắc nghiệt, mèo cát sống ở hang hốc.
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-4
Linh dương sừng thẳng Ả Rập. Loài thú lớn này có khả năng sống trong điều kiện sa mạc nóng khắc nghiệt. Chúng có bộ lông màu trắng để phản ánh sáng mặt trời trong ngày, đôi chân tối giúp hấp thụ nhiệt lạnh trong buổi sáng ở sa mạc. Loài này thường ăn vào buổi bình minh và chiều tối, nghỉ ngơi tại các bụi râm mát tránh cái nóng giữa trưa. Loài này có thể di chuyển nhiều ngày, thậm chí cả tuần mà không cần một giọt nước nào. Chúng tích nước cho cơ thể bằng cách uống sương đọng trên cây và thức ăn. 
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-5
Sói Ả Rập. Sói Ả Rập là một phân loài của sói xám thích nghi sống trong điều kiện khắc nghiệt sa mạc rất ấn tượng. Loài này có bộ lông dài bảo vệ cơ thể chống lại nhiệt độ lạnh trong mùa động, đến mùa hè, loài này có bộ lông ngắn, nhưng vẫn có lông dài mọc ngược trên lưng giúp chúng chống lại sức nóng của mặt trời. Chúng cũng có thêm đôi tai lớn để giúp phân tán nhiệt độ cơ thể, để thoát khỏi cái nóng, nó sẽ đào hang sâu và nghỉ ngơi trong bóng râm. 
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-6
Nhím Paraechinus aethiopicus. Một trong những cư dân đáng yêu nhất của sa mạc là nhím Paraechinus aethiopicus, được tìm thấy ở châu Phi và Trung Đông. Loài vật này thích nghi với cuộc sống ở sa mạc khô cằn bằng cách sống trong hang ban ngày và đi săn đêm. Nó ăn tất cả mọi thứ từ các loài côn trùng và động vật không xương tới trứng chim và các loài rắn và bọ cạp.  
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-7
Báo tuyết. Báo tuyết có lẽ là một trong những cư dân nổi tiếng nhất của sa mạc Gobi, thích nghi sống cuộc sống sa mạc. Bộ ngực lớn giúp loài vật nhận được đủ oxy từ không khí, lỗ mũi lớn có tác dụng lọc không khí trước khi vào vào phổi. Bàn chân khổng lồ và chiếc đuôi dài giúp báo tuyết di chuyển cân bằng trong địa hình núi đá. Lớp lông dày cũng giúp cho loài vật sinh tồn qua nhiệt độ khắc nghiệt. 
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-8
Chuột nhảy sa mạc (Jerboa). Sinh vật nhỏ bé giống kangaroo này không cần uống nước để sống, nó hấp thụ nước từ chính nguồn thức ăn kiếm được. Chúng có một đôi chân rất khỏe, có thể giúp chúng bật cao và xa, có thể di chuyển với tốc độ 16 dặm/giờ. 
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-9
Linh dương Sonoran. Loài này đã thích nghi để sống trong môi trường đặc biệt khó khăn. Nó có thể ăn và tiêu hóa các món cỏ mà các động vật ăn cỏ khác không đếm xỉa đến, bao gồm các loại cỏ sa mạc khô và thậm chí cả xương rồng. Lớp lông của nó có thể chống nhiệt độ lạnh vào ban đêm, cũng như nhiệt độ nóng bức trong những ngày nóng.  
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-10
 Chồn đất châu Phi đã trở thành biểu tượng của sa mạc Kalahari. Loài này có một số đặc điểm cơ thể giúp chúng thích nghi với cuộc sống sa mạc. Loài này có thể tích nước cho cơ thể từ các con mồi như côn trùng, rắn và bọ cạp. Loài này miễn dịch với nọc độc bọ cạp và có thể chịu đựng được sáu lần lượng nọc rắn có thể giết chết một con thỏ. Loài này có thể ăn các món rễ và củ nếu cần thêm nước. Mảng màu đen xung quanh mắt của loài này giúp chúng giảm độ chói của ánh sáng mặt trời.
Nhung loai thich nghi cuoc song sa mac dang kinh ngac (1)-Hinh-11
 Sư tử ở hoang mạc Kalahari. Đây là một phân loài sư tử châu Phi đặc biệt thích nghi với môi trường sống sa mạc. Loài này có chân dài và cơ thể gọn gàng, cùng sức đề kháng mạnh mẽ để chống lại các cơn khát, chúng có thể nhịn hai tuần không uống nước, chỉ dựa vào con mồi để cung cấp nước cho cơ thể. Chúng hạ nhiệt bằng cách thở hổn hển, và thải mồ hôi thông qua các miếng đệm ở bàn chân.

Bức ảnh gây sốt: Sa mạc sao Hỏa giống hệt sa mạc Mỹ

(Kiến Thức) - Hình ảnh mới nhất gửi về từ NASA cho thấy một vùng đồng bằng sa mạc trên sao Hỏa rất giống với một vùng sa mạc ở Mỹ.

Theo đó, bức ảnh mới nhất này nằm trong Top 130 bức ảnh sao Hỏa mới gửi về từ tàu vũ trụ Curiosity Rover của NASA.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.