Phát hiện mới về thành phố 4.000 năm mất tích

Nhiều bản khắc đá nằm trong lô cổ vật vừa được trao trả cho Iraq hồi tháng 5-2018 đã dẫn lối cho các nhà khoa học tìm kiếm thành phố mất tích Irisagrig.

Các bản khắc đá cùng vô số hiện vật khác bị cướp phá từ các địa điểm khảo cổ của Iraq, buôn lậu qua Israel, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và cuối cùng rơi vào tay công ty Hobby Lobby (Mỹ). Đầu tháng 5 vừa qua, Iraq tổ chức 1 nghi lễ tiếp nhận, nhờ đó những hiện vật này hồi hương sau hơn 1 năm lưu kho.
Mới đây, giáo sư Eckart Frahm - chuyên ngành ngôn ngữ và các nền văn minh cận đại, Đại học Yale (Mỹ) - tiết lộ với tờ Live Science rằng 450 bản khắc đá, con dấu trong nhóm hiện vật này là những cổ văn đắt giá, có thể dẫn các nhà khảo cổ đến thành phố Irisagrig - một thành phố trù phú ở Iraq 4.000 năm về trước, nay đã mất dấu.
Bức ảnh vệ tinh chụp những vết đen được cho là tàn tích của thành phố mất tích.
Bức ảnh vệ tinh chụp những vết đen được cho là tàn tích của thành phố mất tích. 
Vị giáo sư cho biết ông đã có hơn 2 ngày thống kê, sắp xếp lại các cổ vật vốn mô tả chi tiết về các công việc trong thành phố. "Một tài liệu ghi lại việc phân phối thực phẩm cho các sứ giả hoàng gia và quan chức. Tài liệu khác lại ghi chép việc cung cấp thức ăn cho "chó cung điện", một số tài liệu khác nói về việc cải tạo một con kênh" - giáo sư Frahm tiết lộ.
Các bản khắc đá mới này có niên đại khá xa so với các tài liệu khác được cho là thuộc về Irisagrig từng được tìm thấy tại nhiều bang của Mỹ, Úc, Nhật, Canada, Israel, Pháp… Những bản khắc đầu tiên xuất hiện trên thị trường buôn lậu vào năm 2003.
Đáng chú ý, một số bản khắc ghi chép về cách định vị Irisagrig. Theo tính toán, nó có khả năng nằm ở một thị trấn gần Afak, miền Nam Iraq hiện tại. Một bức ảnh vệ tinh chụp năm 2017 tại khu vực này cho thấy những tàn tích bí ẩn giữa lòng hoang mạc, nghi là dấu vết của thành phố cổ.
Ngoài 450 bản khắc vừa được trao trả, từng có những bản khắc rời rạc khác trở về Iraq với sự ủng hộ của các nhà khoa học thế giới. Họ hy vọng rằng với những gì gom góp được, đặc biệt là lô hàng lên đến 450 bản khắc vào tháng 5 vừa qua, các học giả Iraq có thể hoàn thành cuộc tìm kiếm thú vị.

Tàn tích khổng lồ ở đáy biển của người ngoài hành tinh?

Các tảng đá khổng lồ được xếp chồng lên nhau, tạo thành một kiến trúc vô cùng kì lạ, không rõ nguồn gốc.

Tan tich khong lo o day bien cua nguoi ngoai hanh tinh?
Đài tưởng niệm Yonaguni, tàn tích bí ẩn dưới lòng Thái Bình Dương. 
Khi những thợ lặn đi tìm cá mập đầu búa ở Thái Bình Dương, họ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy một tàn tích khổng lồ dưới nước.
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích nguồn gốc của tàn tích nát này. Có người cho rằng đó là tự nhiên, có người nghĩ đây là tác phẩm của người ngoài hành tinh.
Tàn tích là hỗn hợp của đá sa thạch và đá bùn, được gọi là Đài tưởng niệm Yonaguni, cao khoảng 27m, rộng 40m và dài 150 m.
Tan tich khong lo o day bien cua nguoi ngoai hanh tinh?-Hinh-2
Tàn tích là hỗn hợp của đá sa thạch và đá bùn, cao khoảng 27m, rộng 40m và dài 150 m. 
Đài tưởng niệm nằm ở dưới đáy biển Thái Bình Dương nhưng không ai biết tại sao nó lại có mặt ở đó.
Từ khi được phát hiện năm 1987, các học giả đã tranh luận nhiều lần về nguồn gốc của đài tưởng niệm.
Một số người tin rằng những tảng đá được hình thành tự nhiên nhưng sau đó được con người sửa đổi. Robert Schoch, nhà địa chất tại Đại học Boston là một trong những nhà nghiên cứu đồng ý với lý thuyết này.
Tan tich khong lo o day bien cua nguoi ngoai hanh tinh?-Hinh-3
Đài tưởng niệm nằm ở dưới đáy biển Thái Bình Dương nhưng không ai biết tại sao nó lại có mặt ở đó. 

Phát hiện củ cải 400 tuổi trong căn nhà cháy

Các nhà khảo cổ mới phát hiện một chiếc nồi đất chứa đầy củ cải 400 năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn trong một căn nhà bị cháy ở Tara, Siberia.

Theo tờ Mirror, số củ cải 400 năm tuổi này được cho là nguyên liệu nấu bữa tối của những binh lính Nga Hoàng.
Phat hien cu cai 400 tuoi trong can nha chay
Phần củ cải trong nồi cháy có niên đại 400 năm. 
Khi các nhà khảo cổ khai quật tàn tích nhà cháy thì phát hiện số củ cải trên, có niên đại khoảng 400 năm.
Giáo sư Maria Chernaya, một trong những người tham gia khai quật tàn tích này cho biết: "Nồi đất nằm rất gần bếp. Nó được sử dụng để lưu trữ thực phẩm, không phải để nấu ăn. Nhưng khi ngọn lửa bùng phát từ bếp và lan ra, chiếc nồi đất này cũng bị đun nóng, và số củ cải trong nồi đồng loạt bị nướng chín".
Phat hien cu cai 400 tuoi trong can nha chay-Hinh-2
Vị trí chiếc nồi đất chứa củ cải được khoanh đỏ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.