Phát hiện mộ "ma cà rồng" bị đóng cọc ở ngực

Khi khai quật cổ mộ, các nhà khoa học Bulgaria phát hiện những thi thể thời Trung Cổ bị thanh sắt đâm xuyên qua ngực để "phong ấn".

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện thêm một địa điểm được cho là nơi chôn cất những "ma cà rồng" thời Trung Cổ tại ngôi đền cổ Perperion, đông nam thủ đô Sofia, Bulgaria.
Số lượng những hài cốt “ma cà rồng” được tìm thấy ở khu vực này, không được công bố cụ thể.
Hài cốt được khai quật.
Hài cốt được khai quật. 
Trong thế kỷ 13 và 14, nhiều nước Đông Âu tin rằng “ma cà rồng” là có thật. Những năm qua, nhiều mộ “ma cà rồng” được khai quật tại Bulgaria.
Thời đó, còn có những quan niệm hoang đường cho rằng, những người sống xấu xa khi chết có thể biến thành “ma cà rồng” nếu như không có một thanh sắt hoặc gỗ đâm xuyên ngực thi thể vào lúc mai táng. Nghi thức đâm xuyên ngực thi thể giống như một cách phong ấn, đóng chặt kẻ xấu dưới mộ, không cho xác chết thức tỉnh vào lúc nửa đêm và đe dọa những người còn sống.
Nhóm khảo cổ của giáo sư Nikolai Ovacharov đã phát hiện địa điểm chôn cất “ma cà rồng” kể trên.
Năm ngoái, nhóm của giáo sư Nikolai Ovacharov cũng đã tìm được hài cốt một người đàn ông khoảng 30-40 tuổi với một thanh sắt đâm xuyên ngực gần đền cổ Perperion.
Trước đó, nhóm cũng ông cùng từng khai quật một hài cốt 700 năm tuổi với thanh sắt đóng thẳng vào lồng ngực tại thành phố Sozopol, Biển Đen.
Những bộ xương có thanh sắt xuyên qua ngực dường như là một tập tục phổ biển ở nhiều khu vực tại Bulgaria trước đây. Những phát hiện như thế này là mối quan tâm của nhiều nhà khảo cổ học.

Sóc ma cà rồng mới xuất hiện ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Loài sóc ma cà rồng kỳ quái có chiếc đuôi xù khổng lồ, lớn hơn những loài sóc khác và đặc biệt thích hút máu.

Cá thể sóc ma cà rồng kỳ quái này vừa được phát hiện tại khu rừng trên đảo Borneo thuộc Indonesia, Brunei và Malaysia. Nó có tên khoa học là Rheithrosciurus macrotis.
Cá thể sóc ma cà rồng kỳ quái này vừa được phát hiện tại khu rừng trên đảo Borneo thuộc Indonesia, Brunei và Malaysia. Nó có tên khoa học là Rheithrosciurus macrotis. 
Sóc ma cà rồng có kích thước lớn gấp 2 lần kích thước của hầu hết các loài sóc cây khác và phần đuôi lông xù dài tới 35cm.
Sóc ma cà rồng có kích thước lớn gấp 2 lần kích thước của hầu hết các loài sóc cây khác và phần đuôi lông xù dài tới 35cm. 
Sở dĩ nó có tên gọi ma cà rồng vì theo truyền thuyết địa phương, con vật có đặc tính hút máu vô cùng đáng sợ.
 Sở dĩ nó có tên gọi ma cà rồng vì theo truyền thuyết địa phương, con vật có đặc tính hút máu vô cùng đáng sợ. 
Truyền thuyết cho rằng Rheithrosciurus macrotis chủ yếu ăn những hạt sồi khổng lồ và hút máu những con thú lớn hơn chúng. Theo lời kể, chúng thường trốn trên các nhánh cây thấp và rình rập nhảy lên những con nai, cắn vào tĩnh mạch và hút máu.
Truyền thuyết cho rằng Rheithrosciurus macrotis chủ yếu ăn những hạt sồi khổng lồ và hút máu những con thú lớn hơn chúng. Theo lời kể, chúng thường trốn trên các nhánh cây thấp và rình rập nhảy lên những con nai, cắn vào tĩnh mạch và hút máu. 
Với đặc tính hút máu của sóc ma cà rồng, giới khoa học vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và đang tìm hiểu thêm về loài sóc kỳ dị.
Với đặc tính hút máu của sóc ma cà rồng, giới khoa học vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và đang tìm hiểu thêm về loài sóc kỳ dị. 
Theo các nhà khoa học, đuôi sóc ma cà rồng lớn 30% so với trọng lượng cơ thể con vật, trở thành loài có tỷ lệ chênh lệch đuôi với cơ thể lớn nhất.
Theo các nhà khoa học, đuôi sóc ma cà rồng lớn 30% so với trọng lượng cơ thể con vật, trở thành loài có tỷ lệ chênh lệch đuôi với cơ thể lớn nhất. 
Giống như hầu hết các loài sóc, sóc ma cà rồng cũng sử dụng chiếc đuôi xù như một chiếc dù để đáp xuống trên mặt đất an toàn. Còn khi gặp kẻ thù, chiếc đuôi dựng đứng lên để giữ thăng bằng cho cú nhảy.
Giống như hầu hết các loài sóc, sóc ma cà rồng cũng sử dụng chiếc đuôi xù như một chiếc dù để đáp xuống trên mặt đất an toàn. Còn khi gặp kẻ thù, chiếc đuôi dựng đứng lên để giữ thăng bằng cho cú nhảy.   
Loài sóc Rheithrosciurus macrotis được cho là có ngoại hình rất giống với nhân vật sóc Scrat tinh ranh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ice Age.
 Loài sóc Rheithrosciurus macrotis được cho là có ngoại hình rất giống với nhân vật sóc Scrat tinh ranh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ice Age.

10 quái vật biển khiến con người thất kinh

(Kiến Thức) - Cá mặt quỷ, mực ma cà rồng... là những quái vật sống ở dưới đáy đại dương có hình thù kỳ dị, thậm chí có nọc độc giết người.

Cá vảy chân còn được biết đến với tên gọi cá angler, có thân tròn như một quả bóng, miệng rộng, hàm răng sắc nhọn. Nó có khả năng thu hút con mồi để ăn thịt bằng chiếc mào có khả năng phát sáng mọc trên đầu, uống cong về phía trước như cần câu.
 Cá vảy chân còn được biết đến với tên gọi cá angler, có thân tròn như một quả bóng, miệng rộng, hàm răng sắc nhọn. Nó có khả năng thu hút con mồi để ăn thịt bằng chiếc mào có khả năng phát sáng mọc trên đầu, uống cong về phía trước như cần câu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.