Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi

Những kho báu vũ trụ mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái Đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300m, tồn tại từ 4,5 tỉ năm trước.

Để đi đến phát hiện đó, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Martin Bizzarro từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phân tích các đồng vị crom trong nhiều thiên thạch Sao Hỏa, thứ dẫn họ trở ngược lại quá khứ 4,5 tỉ năm trước khi hành tinh này còn non trẻ.

"Vào thời điểm đó, Sao Hỏa bị bắn phá bởi các hành tinh chứa đầy băng. Điều này xảy ra trong 100 triệu năm đầu tiên của quá trình tiến hóa hành tinh. Ngoài nước, các tiểu hành tinh băng này còn mang đến các phân tử liên quan đến sinh học như axit amin đến Sao Hỏa" - tờ Sci-News dẫn lời GS Bizzarro.

Phat hien kinh ngac ve dai duong su song ngoai hanh tinh 4,5 ti tuoi

Đại dương trên Sao Hỏa có thể từng phù hợp cho sự tiến hóa của sự sống hơn cả Trái Đất - Ảnh: NASA

Trong nghiên cứu mới, họ đã dựng nên một mô hình về đoạn quá khứ mãnh liệt nói trên của Sao Hỏa, chỉ ra sự tồn tại của một đại dương bao phủ toàn bộ hành tinh, giống hệt đại dương sơ khai của Trái Đất. Độ sâu của đại dương này ít nhất 300 m, và có khả năng lên tới 1 km ở một số điểm.

Đại dương này cũng ngập đầy các khối xây dựng sự sống, bởi axit amin được sử dụng để cấu thành DNA, RNA.

Cùng thời điểm đó, đại dương trên Trái Đất cũng hình thành nhưng các bằng chứng tương đương cho thấy nó ít nước hơn đại dương Sao Hỏa rất nhiều. Chưa kể trong khi các khối xây dựng sự sống tiến hóa bình yên ở Sao Hỏa, chúng gần như bị xóa sổ trên Trái Đất bởi vụ va chạm thảm khốc với Theia, một hành tinh to bằng Sao Hỏa và nay đã sáp nhập cơ thể với địa cầu của chúng ta.

Thế nhưng như các nghiên cứu khác chỉ ra, những thảm họa có thể gây tuyệt chủng hoàn toàn sự sống Sao Hỏa đã xảy ra rất lâu sau đó, như quá trình bốc hơi gần như toàn bộ nước khoảng 3 tỉ năm về trước.

Phát hiện này không chỉ đưa ra bằng chứng về một hành tinh đáng lẽ đầy sự sống cạnh chúng ta, mà còn giúp soi rọi vào quá khứ của chính Trái Đất, cách mà đại dương hình thành và sự sống được gieo mầm.

Bởi lẽ những gì chúng ta biết về Trái Đất những năm sơ khai nhất mới chỉ là lý thuyết. Khác với Sao Hỏa với lớp vỏ yên tỉnh, lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảnh - là những mảng kiến tạo - di chuyển liên tục và xóa bỏ hoàn toàn 500 triệu năm lịch sử đầu tiên.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.

Núi lửa phun trào, khoáng sản quý hiếm bung tràn trên sao Hỏa

Việc phát hiện ra tridymite trong đá bùn ở miệng núi lửa Gale trên sao Hoả là một trong những quan sát đáng ngạc nhiên nhất mà tàu thám hiểm Curiosity đã thực hiện được.

Nui lua phun trao, khoang san quy hiem bung tran tren sao Hoa
Các nhà khoa học hành tinh từ Đại học Rice, Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA và Viện Công nghệ California đã có câu trả lời cho một bí ẩn gây hoang mang cho cộng đồng nghiên cứu sao Hỏa kể từ khi tàu thám hiểm Curiosity của NASA phát hiện ra một khoáng chất có tên là tridymite trong miệng núi lửa Gale trên Hỏa tinh. 

Chấn động bằng chứng "nóng hổi" phủ nhận sự sống ngoài Trái đất

Do nhiệt độ quá cao và không có bầu khí quyển nên mặc dù có kết cấu giống với Trái Đất nhưng ngoại hành tinh GJ 1252b không hề tồn tại sự sống.

Chan dong bang chung
 Theo nghiên cứu vừa được công bố trên The Astrophysical Letters, ngoại hành tinh GJ 1252b được phát hiện từ năm 2019 sẽ không thể có sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Hành tinh này từng được xem là cơ hội cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất và là dữ liệu để phân tích các yếu tố cấu tạo nên sự sống trong dải Ngân hà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.