Phát hiện đỉa 6cm trong mũi người đàn ông ở Ninh Thuận

Liên tục bị chảy máu mũi và nghẹt mũi kéo dài, anh L đến bệnh viện khám nội soi thì phát hiện một con đỉa nằm trong sống mũi.

Sáng 26/2, bác sĩ Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, các bác sỹ của bệnh viện vừa phát hiện và gắp 1 con đỉa trong sống mũi của bệnh nhân.
Các bác sỹ gắp con đỉa dài 6cm từ trong mũi bệnh nhân (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Các bác sỹ gắp con đỉa dài 6cm từ trong mũi bệnh nhân (ảnh: Bệnh viện cung cấp) 
Trước đó, anh Pi Năng L. (47 tuổi, trú xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) đến khám vì bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy máu mũi kéo dài.
Qua khám và nội soi mũi họng, các bác sỹ đã phát hiện một con đỉa nằm trong mũi sau của bệnh nhân nên đã gắp ra. Con đỉa có chiều dài 6cm, rộng 1cm và đang sống khỏe.
Ngay sau khi lấy con đỉa ra bệnh nhân L. không còn bị nghẹt mũi khó chịu nữa, sức khỏe đã ổn định.
Được biết, anh L. thường xuyên đi rẫy dùng nước suối rửa mặt.
Trước đó, đầu tháng 2 anh L. bắt đầu có triệu chứng nghẹt mũi, đi bệnh viện kiểm tra được chẩn đoán là viêm xoang.

Mời quý độc giả xem video:

Nguồn Youtube

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?

(Kiến Thức) - Trước dư luận về việc đỉa khô tán nhuyễn trộn trong thực phẩm có thể sinh sôi trong cơ thể người, các chuyên gia đã vào cuộc giải đáp.

Đỉa sấy khô tán bột phát triển thành con?
Liên quan tới tin đồn con đỉa sấy khô tán bột cấy vào các loại thực phẩm bánh kẹo, sinh sôi trong bụng người, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục ATTP khẳng định: "Việc cấy trứng đỉa, bột đỉa sấy khô vào thực phẩm như bánh quy, mỳ tôm, bim bim hay sữa bột... để sau khi con người ăn phải trứng và bào tử đỉa phát triển thành con đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là không có cơ sở khoa học".
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Cũng theo ông Phong, với sản phẩm mì ăn liền, các loại mì đều được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn thực phẩm. Quá trình tạo ra sản phẩm đòi hỏi phải trải qua công đoạn hấp chín ở 100 độ C và chiên trong dầu ở nhiệt độ 150 độ C. Mì sau khi chiên xong được chạy qua hệ thống quạt để làm nguội, sau đó được phân loại và qua hệ thống kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Nếu có trứng đỉa hoặc bột đỉa trong đó thì cũng đã chín và không thể nở thành con đỉa được. 
Hơn nữa, mì ăn liền, bánh quy, bim bim là sản phẩm đã được chiên khô và đóng gói trong bao bì kín là môi trường đỉa và các vi sinh vật không thể phát triển.
Cũng liên quan tới vấn đề trên, PGS.TS Phạm Bình Quyền, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam cho biết: "Bào tử của đỉa qua quá trình chế biến thực phẩm không thể tồn tại được. Trứng đỉa chỉ có thể nở trong môi trường thích hợp, có độ ẩm như ruộng, đất, chứ không thể nở trong ruột, dạ dày. Con đỉa khi có lạc vào trong người cũng không thể sống được bởi trong ruột, trong dạ dày có độ pH, các men tiêu hủy...
 PGS.TS Phạm Bình Quyền cho biết thêm, đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như dỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của toàn cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt, gây tổn thương con đỉa ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. 
Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể đỉa ra làm đôi,ì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên đỉa cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.

Các phương pháp dùng đỉa chữa bệnh rùng rợn

(Kiến Thức) - Dùng đỉa chữa bệnh đã là liệu pháp cổ truyền và hiện nay cũng được y học hiện đại ưa chuộng.

Cac phuong phap dung dia chua benh
 Đỉa (tên khoa học Annelida) là sinh vật thuộc ngành giun đốt sống dưới nước có thân mềm và nhầy. Thức ăn của đỉa là máu các loại động vật và con người. Miệng đỉa có giác hút để châm và hút máu con mồi. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. 
Cac phuong phap dung dia chua benh-Hinh-2
Đỉa có nhiều loài khác nhau, có loài sống ở cạn, có loài sống ở nước ngọt. Mặc dù có thân hình dị hợm và khả năng hút máu ghê gớm nhưng đỉa lại được một số nhà khoa học và trị liệu dùng đến như liệu pháp chữa bệnh cổ truyền.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.