Phát hiện cảnh báo sớm bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng ban đầu của ho gà tương tự cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những cơn ho khó chịu, kéo dài tới 3 tháng.

Ho gà là bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis (hoặc B. pertussis) gây ra. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vaccine, và trẻ từ 11 đến 18 tuổi khi khả năng miễn dịch bắt đầu suy giảm.
Ho gà gây ra những cơn ho dữ dội, đôi khi có thể kết thúc bằng tiếng "khục khục" khi trẻ hít vào.
Triệu chứng
Theo Kid's Health, thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi bắt đầu có triệu chứng) đối với bệnh ho gà thường là từ 7 đến 10 ngày, nhưng có thể dài tới 21 ngày. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ho gà tương tự cảm lạnh thông thường, bao gồm: Sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ.
Sau khoảng 1-2 tuần, cơn ho khan, khó chịu diễn biến thành những cơn ho mạn tính, nặng nề có thể kéo dài đến 3 tháng. Ho gà có thể khiến trẻ bị ho hơn một phút đến mức đỏ hoặc tím tái mặt.
Khi hết cơn, trẻ có thể phát ra tiếng "khục khục" đặc trưng khi hít vào hoặc bị nôn. Trẻ sơ sinh ho có thể như đang thở hổn hển với khuôn mặt ửng đỏ và thực sự có thể ngưng thở (gọi là ngưng thở) trong vài giây trong những đợt ho rất nặng. Giai đoạn cuối bao gồm một vài tuần phục hồi với các triệu chứng dần dần hết. Ở một số trẻ, thời gian hồi phục có thể kéo dài hàng tháng.
Người lớn và thanh thiếu niên có thể có các triệu chứng nhẹ hơn hoặc khác nhau, chẳng hạn ho kéo dài (chứ không phải ho từng cơn) hoặc ho không thành tiếng.
Phat hien canh bao som benh ho ga o tre nho
Triệu chứng ban đầu của ho gà tương tự cảm lạnh thông thường. Ảnh: Healthline. 
Khả năng lây nhiễm
Ho gà rất dễ lây lan. Vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác qua những giọt chất lỏng nhỏ từ mũi hoặc miệng của người bị bệnh. Những thứ này có thể bay vào không khí khi người đó hắt hơi, ho hoặc cười. Những người khác sau đó có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải những giọt bắn này hoặc chạm tay vào đồ vật chứa các giọt bắn, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của họ.
Những người bị nhiễm bệnh dễ lây lan nhất trong giai đoạn đầu của bệnh cho đến khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu ho. Thuốc kháng sinh rút ngắn thời gian lây bệnh xuống còn 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị bằng loại thuốc này.
Cách điều trị
Cha mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị ho gà. Trẻ sẽ được lấy mẫu chất nhầy ở mũi và cổ họng, xét nghiệm máu và chụp X-quang phổi. Bệnh ho gà được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nhiều chuyên gia tin rằng thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn thời gian nhiễm trùng khi được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, trước khi bắt đầu xuất hiện các cơn ho. Nhưng ngay cả khi dùng kháng sinh thời điểm muộn hơn, chúng cũng có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của bệnh ho gà sang người khác.
Một số trẻ bị ho gà cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn có nhiều khả năng phải nhập viện hơn vì có nguy cơ cao mắc các vấn đề như viêm phổi. Bệnh ho gà có thể đe dọa tính mạng đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Vì vậy, chúng hầu như luôn cần được điều trị tại bệnh viện.
Nếu trẻ được điều trị ho gà tại nhà, cha mẹ cần tuân thủ lịch cho uống thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian hồi phục, hãy để con nghỉ ngơi trên giường, sử dụng máy xông hơi sương mát để giúp làm dịu phổi và đường thở bị kích thích. Đảm bảo nhà cửa không có các chất kích thích gây ra các cơn ho, như thuốc xịt; khói thuốc lá; khói từ nấu nướng, lò sưởi và bếp củi.
Trẻ mắc ho gà có thể bị nôn trớ, không ăn uống được nhiều do ho. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn và khuyến khích con uống nhiều chất lỏng.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng trẻ bị ho gà hoặc đã tiếp xúc với người bị ho gà, ngay cả khi con đã được chủng ngừa ho gà theo lịch. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ có những cơn ho kéo dài và:
- Cơn ho làm cho da hoặc môi bé chuyển sang màu đỏ, tím hoặc xanh.
- Con bị nôn sau khi ho.
- Có tiếng rít sau cơn ho.
- Con bị khó thở hoặc có vẻ như có những khoảng thời gian ngắn không thở được (ngưng thở).
- Con có vẻ rất chậm chạp.
Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh ho gà và đang được điều trị tại nhà, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ khó thở hoặc có dấu hiệu mất nước.
Phòng ngừa
Trẻ có thể được ngăn ngừa ho gà bằng vaccine ho gà, là một phần của tiêm chủng DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà). Chủng ngừa DTaP thường được tiêm 5 liều trước sinh nhật thứ 6 của trẻ. Để được bảo vệ bổ sung trong trường hợp khả năng miễn dịch suy giảm, các chuyên gia khuyên trẻ em 11-18 tuổi nên tiêm nhắc lại vaccine kết hợp mới (được gọi là Tdap), lý tưởng nhất là thời điểm 11-12 tuổi.
Phat hien canh bao som benh ho ga o tre nho-Hinh-2
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả cho trẻ nhỏ. Ảnh: Scmp. 
Vaccine Tdap tương tự DTaP nhưng với nồng độ giải độc tố bạch hầu và uốn ván thấp hơn. Người lớn chưa từng tiêm chủng khi còn nhỏ cũng nên tiêm vaccine này. Tdap được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai trong giai đoạn nửa sau của mỗi thai kỳ, bất kể họ đã chủng ngừa trước đó hay chưa.
Tiêm vaccine đặc biệt quan trọng đối với những người tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh, vì trẻ sơ sinh có thể phát triển các biến chứng nặng và dễ bị đe dọa tính mạng do bệnh ho gà. Khả năng miễn dịch của người lớn đối với bệnh ho gà giảm dần theo thời gian, do đó, việc tiêm phòng và bảo vệ bản thân chống lại bệnh lây nhiễm cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ không bị mắc bệnh này.
Những người sống chung hoặc tiếp xúc gần với người bị ho gà nên dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, ngay cả khi họ đã được tiêm vaccine phòng bệnh. Trẻ nhỏ chưa nhận đủ 5 liều vaccine có thể cần tiêm nhắc lại nếu tiếp xúc với một thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ... bố mẹ cần biết (1)

(Kiến Thức) - Hiểu biết về những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh có thể ứng biến kịp thời với những triệu chứng mà con mình gặp phải.

Trẻ nhỏ, trẻ chập chững biết đi và chứng bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo.
 Trẻ nhỏ, trẻ chập chững biết đi và chứng bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo. 
Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.
 Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.

Ho gà ở trẻ: không phòng bệnh... dễ viêm não

(Kiến Thức) - Bệnh ho gà chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ có thể gây các biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não... 

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em, lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là những cơn ho dữ dội, đặc biệt điển hình với nhiều biến chứng xảy ra.
 Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em, lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là những cơn ho dữ dội, đặc biệt điển hình với nhiều biến chứng xảy ra.
Bênh ho gà rất dễ lây, thậm chí lây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi. Do vậy, khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay.
 Bênh ho gà rất dễ lây, thậm chí lây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi. Do vậy, khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay.
Che chắn khi ho. Mọi người trong nhà nên biết cách làm thế nào để phòng tránh mầm bệnh lây nhiễm. Che miệng khi bạn ho hoặc nhảy mũi vẫn được xem là phương pháp tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm sang người khác. Bạn cần nhớ phải rửa tay thật sạch sau khi dùng tay che miệng. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đề xuất, bạn nên ho hay nhảy mũi vào phần trên cánh tay áo, nếu không có khăn giấy, tốt hơn là che bằng hai bàn tay của bạn.
Che chắn khi ho. Mọi người trong nhà nên biết cách làm thế nào để phòng tránh mầm bệnh lây nhiễm. Che miệng khi bạn ho hoặc nhảy mũi vẫn được xem là phương pháp tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm sang người khác. Bạn cần nhớ phải rửa tay thật sạch sau khi dùng tay che miệng. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đề xuất, bạn nên ho hay nhảy mũi vào phần trên cánh tay áo, nếu không có khăn giấy, tốt hơn là che bằng hai bàn tay của bạn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.