Phát hiện “báu vật kỷ Jura” và khu định cư cổ 4.000 tuổi

Công trình đường cao tốc ở Ba Lan đã phải tạm nhường chỗ cho các nhà khảo cổ khi phát hiện 2 khu định cư cổ với hàng loạt hiện vật.

Trong một thông cáo báo chí do Tổng cục Đường bộ và Đường cao tốc Quốc gia (GDDKiA) của Ba Lan công bố, khu định cư cổ đại đã được phát hiện gần làng Jawiszowice ở quận Oświęcim.
Phat hien “bau vat ky Jura” va khu dinh cu co 4.000 tuoi
Hiện trường khai quật khu định cư có niên đại trên dưới 4.000 năm ở Ba Lan - Ảnh: GDDKiA
Theo Heritage Daily, khu định cư thứ nhất có liên quan đến văn hóa Lusatian, những người thuộc thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt sớm, sinh sống tại Ba Lan và một phần của Czech, Solvakia, Đức và Ukraine khoảng từ năm 1100 đến năm 400 trước Công nguyên.
Những mảnh vỡ của bình đất sét và đá lửa được tìm thấy tại đây đã giúp xác định niên đại và nền văn hóa mà khu định cư thuộc về. 
Chỉ cách đó vài trăm mét là khu định cư cổ xưa hơn gắn liền với văn hóa Mierzanowice, một dân tộc thời đại đồ đồng sớm sinh sống ở các vùng của Slovakia và Ba Lan từ năm 2300 đến 1800 trước Công nguyên.
Tại khu định cư trên dưới 4.000 tuổi này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của các công trình kiến trúc cố định, các hố chứa, một con mương và 34 đồ tạo tác bằng đá lửa.
Trong đó có một báu vật đặc sắc là đầu mũi tên phức tạp được làm từ đá lửa kỷ Jura.
Theo GDDKiA, do những phát hiện khảo cổ học, nhà thầu buộc phải tạm dừng công việc ở phần này của công trường xây dựng Đường cao tốc S1, vốn sẽ đi qua ngay vị trí của 2 khu dân cư nói trên.
Chính phủ Ba Lan đã quyết định hoãn thời điểm dự kiến hoàn thành đường cao tốc này thêm 223 ngày, từ tháng 7-2024 sang tháng 5-2025 để ưu tiên cho các công tác khảo cổ.

Phiến quân phát hiện xác ướp 3.000 năm tuổi ở Yemen

Một khu định cư cổ xưa và xác ướp khoảng ba nghìn năm tuổi đã được phát hiện ở vùng lân cận thủ đô Sanaa của Yemen.

Hãng tin SABA do phiến quân phong trào Shiite Ansar Alla (Husits) kiểm soát cho biết vậy kèm thông tin xác nhận của bộ trưởng chính phủ Husit Abdullah Ahmad al-Kabsi.
Phien quan phat hien xac uop 3.000 nam tuoi o Yemen
 Hình ảnh xác ướp - ảnh Gulf News.
Theo ông al-Qabsi, trong cuộc khai quật khảo cổ học, hai khám phá khảo cổ đã được thực hiện ở vùng lân cận Sana'a - một khu định cư cổ xưa và các ngôi mộ được khắc trên đá, đó có những xác ướp thuộc kết thúc thời kỳ đồ đá và đồ đồng lên đến 3.000 năm tuổi.
Ông này nhấn mạnh rằng khu định cư cổ đại được tìm thấy bao gồm những ngôi nhà được xây bằng đá vào cuối thời đại đồ đồng. Ông al-Qabsi lưu ý rằng xác ướp đã được tìm thấy ở khu vực dân cư lân cận.
Phien quan phat hien xac uop 3.000 nam tuoi o Yemen-Hinh-2
 Xác ướp tìm thấy ở Yemen - ảnh tư liệu News Week.
Phát hiện này được thực hiện trong thời gian khai quật vùng lân cận kim tự tháp Djoser, vốn được coi là cấu trúc đá lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới.

Trận sóng thần khủng khiếp tàn phá Israel cách đây 10.000 năm

Kết hợp các phân tích địa chất và khảo cổ học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng về một trận sóng thần cổ đại tấn công bờ biển Địa Trung Hải của Israel.

Thảm họa ập xuống gần Tel Dor - khu định cư cổ đại nằm cách thành phố Haifa của Israel khoảng 30 km về phía nam từ 9,910 đến 9,290 năm trước. Khu định cư này nằm dọc theo bờ biển phía tây bắc của Israel ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.