Phần mềm độc hại có thể lấy hết dữ liệu thiết bị Android

Một phần mềm độc hại mới đã được phát hiện có khả năng tự ngụy trang dưới dạng Software Update cho thiết bị Android của người dùng.

Phần mềm độc hại này cực kỳ mạnh mẽ có khả năng đánh cắp tất cả dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị của người dùng, bao gồm tin nhắn, ảnh, lịch sử truy cập trình duyệt, tin nhắn WhatsApp và hơn nữa. Nó thậm chí có khả năng kiểm soát hoàn toàn thiết bị Android bị nhiễm.

Các nhà nghiên cứu tại zLabs của Zimperium đã phát hiện ra phần mềm độc hại Sofware Update có thể hoạt động như một Trojan truy cập từ xa (RAT). Điều này có nghĩa là phần mềm độc hại có thể nhận và thực thi các lệnh từ máy chủ từ xa và lấy dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị của họ. Nó cũng có thể theo dõi vị trí thiết bị và bí mật ghi âm hoặc cuộc gọi điện thoại.

Phần mềm độc hại rất phức tạp và tinh vi. Sau khi xâm nhập vào thiết bị Android, nó bắt đầu tìm kiếm bất kỳ hoạt động nào quan tâm, chẳng hạn như các cuộc gọi điện thoại, nó sẽ tự động ghi lại và tải lên máy chủ dưới dạng tập tin ZIP được mã hóa. Tập tin ngay lập tức bị xóa sau khi tải lên hoàn tất để không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Sofware Update giả sử dụng kỹ thuật xã hội để giành quyền truy cập vào quyền Accessibility Services trên thiết bị Android bị xâm nhập. Điều này cho phép nó đọc và thu thập tin nhắn trên nhiều ứng dụng nhắn tin như WhatsApp bằng cách quét màn hình.  Trên các thiết bị Android đã root, phần mềm độc hại có thể lấy cắp các tập tin cơ sở dữ liệu WhatsApp. Nó cũng tích cực đánh cắp dữ liệu clipboard (bảng nhớ tạm).

Để đánh lừa người dùng, phần mềm độc hại này ngụy trang bằng cách hiển thị Software Update trông rất giống với cách thông báo cập nhật từ Google sẽ hiển thị trên thiết bị Android.

zLabs đã xác nhận với Google rằng phần mềm độc hại Software Update không bao giờ có sẵn dưới dạng một phần của bất kỳ ứng dụng nào trên Google Play Store. Nó chủ yếu được đóng gói với các ứng dụng bên ngoài Play Store, vì vậy, trừ khi người dùng thường xuyên tải ứng dụng từ bên thứ ba và các nguồn không xác định, họ không cần phải quá lo lắng. Phần mềm độc hại này dường như được tạo ra với mục đích tấn công có chủ đích do tính chất phức tạp và tinh vi của nó.

Cách tốt nhất để giữ thiết bị Android của người dùng an toàn khỏi các ứng dụng độc hại và phần mềm độc hại là đảm bảo mình chỉ cài đặt ứng dụng từ Google Play Store. Google định kỳ quét tất cả các ứng dụng trên Play Store để đảm bảo chúng an toàn. Ngoài ra, người dùng nên cài đặt bản vá bảo mật mới nhất có sẵn cho thiết bị Android của mình để đảm bảo tất cả các lỗ hổng bảo mật đã biết đều được vá./.

Phần mềm mới giúp con người trở nên vô hình

Không phải chuyện viễn tưởng, đây chính xác là một thuật toán xóa bỏ hình ảnh của con người khỏi khung hình video ngay trong thời gian thực mà không phải xử lý bằng những phần mềm tinh vi.

Chuyện các hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào camera tích hợp trên laptop đã không còn là điều xa lạ. Để đối phó với tình trạng quyền riêng tư bị xâm phạm, nhiều người lựa chọn việc dán giấy, băng dính che chiếc camera nhỏ trên laptop của mình đi. Thế nhưng điều này sẽ khiến camera trở thành một công cụ thừa thãi.

56 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức

Vừa qua, các nhà nghiên cứu bảo mật của Check Point đã phát hiện 56 ứng dụng trên Google Play có chứa phần mềm độc hại Tekya - một dạng phần mềm quảng cáo.
 

Android hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần di động, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến nó trở thành miếng mồi béo bở của tin tặc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.