Ở Nhật có một ngôi làng sống thọ bậc nhất, nhờ chăm ăn 5 món này

Những món ăn này giúp người dân ở làng Ogimi luôn khỏe mạnh và có tuổi thọ trung bình lên tới 81,2.

Làng Ogimi, ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản có tuổi thọ trung bình rất cao. Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận làng Ogimi là ngôi làng thọ nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở đây là 81,2; nữ giới là 86 tuổi và nam giới là 75 tuổi.

Tỷ lệ người dân sống trăm tuổi tại vùng đất này là 34/100.000 người. Tỷ lệ này ở Mỹ chỉ có 10/100.000.

Làng Ogimi cũng có tỷ lệ mắc bệnh tim, ung thư và đột quỵ thấp nhất thế giới.

Trong "Dự án nghiên cứu số người trường thọ ở Okinawa", tiến sĩ Craig Wilcox (Đại học Quốc tế Okinawa) cho biết: Chế độ ăn uống của người dân Ogimi rất đáng noi theo. Họ ăn nhiều các thực phẩm bình dân như đậu phụ, kim chi, rong biển, gạo... Ở vùng đất này, những thực phẩm đắt tiền, bổ dưỡng tương đối khan hiếm. Họ cho rằng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, muối... sẽ gây ra các bệnh mãn tính, lão hóa nhanh. Họ cũng có thói quen uống trà mỗi ngày.

Đặc biệt, người dân ở ngôi làng ngày thường xuyên ăn các món dưới đây:

Khoai lang tím

O Nhat co mot ngoi lang song tho bac nhat, nho cham an 5 mon nay

Ở tỉnh Okinawa nói chung và làng Ogimi nói riêng, khoai lang tím là thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Nghiên cứu tại Đại học bang Kansas (K-State) ở Mahattan, Mỹ cho thấy, khoai lang tím chứa chất chống oxy hóa mạnh như sắc tố anthocyanin và vitamin C. Các chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi các phân tử có hại, giúp ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn thoái hóa thần kinh. Tiêu thụ nhiều vitamin C giúp tăng mức chống oxy hóa lên tới 35%.

Cyanidin và peonidin, 2 loại anthocyanin trong khoai lang tím có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt.

Khoai lang tím còn chứa flovonoid, giúp giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nghiên cứu cho thấy người dân tỉnh Okinawa ít bị xơ cứng động mạch, khối u dạ dày và nguy cơ phát triển bệnh phụ thuộc vào hormone rất thấp.

Rau xanh

Ở làng Ogimi, mức độ tiêu thụ rau củ quả của họ chiếm tới 58-60% tổng lương thực. Các loại rau củ mà người dân nơi đây thừng sử dụng là bắp cải, nấm đông cô, mướp đắng...

Theo bác sĩ người Nhật Oda Ota, ăn nhiều rau củ sẽ giúp tránh tình trạng tăng đường huyết. Ngoài ra, ăn nhiều rau củ khác nhau còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó tốt cho sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi vì chứa nhiều axit béo alpha linolenic, giúp ngăn cản máu cục làm tắc nghẽn động mạch ở tim.

O Nhat co mot ngoi lang song tho bac nhat, nho cham an 5 mon nay-Hinh-2

Cá biển, rong nho, rong biển

Vì địa hình sống gần núi và biển nên người dân ở Ogimi thường xuyên sử dụng rong biển và cá trong các bữa ăn. Cá biển sâu rất giàu Omega-3, tốt cho tim mạch và não bộ. Ngoài ra, cá biền còn giàu chất phytochemical, tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, sa sút trí tuệ...

Trong khi đó, rong biển cũng có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, giàu chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt... tốt cho sức khỏe.

Uống nhiều trà

Uống trà là thói quen không thể thiếu của người dân làng Ogimi.

Nghiên cứu trên tạp chí Phòng bệnh Tim mạch Châu Âu từng khẳng định uống trà ít nhất 3 lần 1 tuần giúp bạn sống lâu và sống khỏe hơn. Trà chứa hàm lượng polypheno giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao và rối loạn lipid máu.

Ngoài ra, trà còn chứa một lượng lớn flovonoid, một loại sắc tố thực vật có tác dụng ngăn oxy hóa, chống viêm, cải thiện chức năng mạch máu.

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Thuc pham tro nen doc hai neu che bien sai cach
Ảnh minh họa. 

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.