“Nuôi con, đừng áp dụng tư duy nuôi... lợn“

"Nói là nuôi con như nuôi lợn, có thể nhiều người sẽ chạnh lòng, nhưng sự thật là thế. "...

Việc nuôi con to mập, mũm mĩm dường như đã trở thành "áp lực" đối với nhiều bà mẹ Việt. Tuy nhiên, mới đây, bà mẹ Trần Thị Huyền Trang (Hà Nội) đã chia sẻ trên Facebook bài viết "Nuôi con đừng áp dụng tư duy nuôi... lợn". VietNamNet xin đăng tải bài viết gây nhiều tranh cãi này của chị.
“Nuoi con, dung ap dung tu duy nuoi... lon“
Ảnh: The Sun 
Ngày xưa các cụ có câu: "Chó gầy hổ mặt người nuôi". Câu nói này không sai nhưng nó chỉ đúng với các loài vật nuôi, không hiểu sao nhiều người mẹ, người bà lại áp dụng tư duy ấy để nuôi con, nuôi cháu.
Nhìn một người lớn béo mập thường người ta sẽ kèm theo lời dèm pha ví dụ như lười tập thể dục, ăn nhiều, lười làm, chậm chạp, ù lì... hoặc may lắm là an ủi "trông phúc hậu", vậy mà trẻ con thì tìm mọi cách nhồi cho các em béo múp míp.
Các thai phụ cũng tìm đủ cách ăn sao cho vào con không vào mẹ. Trên các diễn đàn mang thai và nuôi con nhan nhản những chia sẻ nhờ tư vấn như vậy. Có mẹ còn so bì cả cân lạng của con trong... siêu âm.
Lợi dụng tâm lý này, các hãng thực phẩm tung ra các loại sữa bầu, vitamin tổng hợp... để "con béo mẹ xinh, con thông minh mẹ không mập". Trong khi đó, thai phụ thực ra chỉ cần ăn uống hợp lý, đa dạng là đủ.
Khi sinh, con nặng trên 3 kg (và nặng hơn nữa) thì cả nhà hỉ hả khen, con nhỏ hơn một xíu thì mẹ buồn nhiều xíu. Mình biết, có mẹ còn vì cân nặng của em bé mới chào đời nhẹ hơn con nhà người ta mà bị mắng xối xả khi vừa đẻ xong vì "cái tội lười ăn để cho con còi". Ô hay, các cụ bảo: "Có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn", chắc mọi người đã quên?
Rồi các mẹ nuôi con chừng một vài tháng, lại bắt đầu lăn tăn so bì sao con mình nhỏ quá, lên cân chậm quá, không như con nhà người ta. Thỉnh thoảng tôi lại đọc được một bài kiểu: "Con em 3 tháng mà mới 8kg à, có còi không các mẹ?" hoặc "Làm sao cho con tăng cân hả các mẹ, thấy con nhà người ta lên 1 - 2kg/tháng mà ham quá, con em 4 tháng mà đã lười ăn rồi, hay em cho con ăn bột nhỉ?"...
Vậy là nếu em bé được nuôi bằng sữa mẹ, người mẹ, hoặc bị mắng là sữa loãng, đau đầu tìm cách để sữa "đặc" hơn còn không sẽ có những người "mách nước" dùng bột này bột kia để bé tăng cân tốt.
Khi bé bắt đầu ăn (đáng lẽ phải là tròn 6 tháng thì nhiều người cho ăn sớm hơn nữa) thì không ít mẹ và bà tìm đủ cách nhồi nhét, ép ăn, cho uống thuốc kích thích ăn ngon.
Bạn cứ ra hàng quà sáng đầu phố, nơi tập trung các bà, các giúp việc và cả các mẹ bạn sẽ thấy cảnh ai đó đang quát, đang dỗ, đang xúc, đang nhồi cho em bé ăn bằng mọi giá. Các mẹ lí luận rằng "để nó tự giác thì cả ngày nó không đói đâu". Có những em bé ngày ăn 5 bữa chính và phụ, 6-7 bữa sữa, để cho lên cân tốt.
Hàng xóm nhà mình, có bé gần 3 tuổi, 1 tháng tiêu thụ hết 4 hộp sữa bột 900gr từ khi 9 tháng tuổi, chưa kể mỗi bữa 1 tô cháo to vật vã bằng tô canh mà 9 giờ vẫn thấy bố bé vác ra đường, vừa chỉ xe qua lại vừa xúc cho con.
Trước đó, mẹ bé bị chê sữa loãng, cả nhà ép cai sữa. Bây giờ thì bạn nhỏ ấy không bị ép cháo nữa rồi mà bị ép ăn cơm nát trộn thịt rau xay nát vì bé không biết nhai. Ngoài ra, sữa bé vẫn phải uống đều đều 2 hộp 900gr/tháng.
Nói là "nuôi con như nuôi lợn", có thể nhiều người sẽ chạnh lòng, sẽ phản ứng nhưng sự thật là thế. Người lớn tham cân nặng, tham trẻ béo đâu phải vì yêu trẻ, mà vì muốn thỏa mãn cái sự "mát tay nuôi trẻ" của mình thì đúng hơn.
Trong khi đó, có nhiều tiêu chí khác để đánh giá một đứa trẻ phát triển, là cảm xúc, là nhận biết, là trí tuệ, là khả năng đánh giá vấn đề, tư duy logic, là vận động, là chiều cao và cân nặng. Cân nặng, đáng lẽ là thứ cuối cùng cần được đánh giá thì nhiều người đang đẩy lên thành tiêu chí hàng đầu.
Bữa ăn của bé nên là niềm vui, là món quà hơn là gánh nặng. Tôi quan niệm bé tăng trưởng quan trọng hơn nhiều lần tăng cân. Một em bé hạnh phúc còn cần cả thời gian để chơi đùa, để học tập, chứ không phải chỉ cần ăn.

Nguy cơ đáng sợ bạn có thể gặp phải nếu ngủ ít

(Kiến Thức) - Nguy cơ dễ gặp tai nạn khi lái xe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay hay tăng cân...là những tác hại của thiếu ngủ bạn nên biết.

Nguy co dang so ban co the gap phai neu ngu it
 Ngủ ít có thể gây chết người. Đây được xem là một trong những tác hại của thiếu ngủ cực kỳ nguy hiểm. Một số nghiên cứu đã chứng minh, những người thiếu ngủ dễ chết hơn những người ngủ đủ giấc. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm cho bạn dễ mắc bệnh tim mạch dù tuổi còn trẻ.

Nhà khoa học Mỹ cảnh báo nguy cơ “khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu“

Theo một nghiên cứu mới đây, áp lực xã hội đang khiến con người giảm đi thời gian ngủ và gây ra nguy cơ một cuộc “khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu”.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học của ĐH Michigan (Mỹ) đã sử dụng đến một ứng dụng điện thoại có thể theo dõi giấc ngủ trên phạm vi toàn cầu. Ứng dụng đã giúp thu thập dữ liệu về độ tuổi, giới tính và lượng ánh sáng tự nhiên mà người dân thuộc 100 quốc gia trên thế giới tiếp xúc sau khi ngủ. Cũng thông qua ứng dụng này, các nhà khoa học phát hiện yếu tố văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của con người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.