Nước "dấu hiệu sự sống" dày đặc trên thiên hà Milky Way?

(Kiến Thức) - "Thế giới nước" cực kỳ phổ biến trên khắp thiên hà Milky Way, một nghiên cứu mới cho thấy. Khoảng 35% của tất cả các hành tinh ngoại lai được biết đến có kích cỡ lớn hơn Trái đất rất giàu nước.

Ở khu vực thiên hà Milky Way, các hành tinh ngoại lai cỡ trung bình, lớn gấp hai đến bốn lần Trái đất có xu hướng chứa một lượng nước khổng lồ, nghiên cứu mới cho hay. Thậm chí, có hành tinh chứa 50% trọng lượng nước trên bề mặt.

"Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng, khoảng 35% của tất cả các hành tinh ngoại lai được biết đến có kích cỡ lớn hơn Trái đất rất giàu nước", Li Zeng, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Harvard, cho biết.

Nuoc
Nguồn ảnh: Phys. 

Zeng và các cộng sự đã phân tích dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, từ tổng số 3.800 hành tinh ngoại lai đã biết cho đến nay, để phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa khối lượng của các hành tinh ngoại lai và bán kính của nó cũng như là lượng nước có trên bề mặt.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Mô hình của nhóm nghiên cứu cho thấy, các hành tinh ngoại lai có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn Trái đất có xu hướng chứa nhiều đá, trong khi đó các hành tinh ngoại lai có kích thước lớn từ 1,5 lần trở lên so với Trái đất thì lại chứa khá nhiều nước trên bề mặt.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú

(Kiến Thức) - Ceres là một hành tinh lùn có một phần nằm bên trong của hệ mặt trời, phần còn lại nằm ở mép ngoài trong vành đai Kuiper. Tuy là hành tinh nhỏ nhưng lại là hành tinh ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Như chúng ta biết, hầu hết các tiểu hành tinh được làm bằng đá, nhưng các nghiên cứu về hành tinh lùn Ceres đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ là Ceres có thể chứa nước trên bề mặt.
Hầu hết bề mặt hành tinh Ceres là một màu xám xỉn. Quan sát quang phổ từ Ceres đã cho thấy sự hiện diện của một dạng vật liệu như than gọi là carbon graphitized.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.