Theo lời kể của một người mẹ tên là Bảo Mã (giấu danh tính) ở Trung Quốc, một đêm tỉnh dậy đi vệ sinh, chị nhìn thấy con gái 10 tuổi đang ngủ ngon lành trên ghế sofa ngoài phòng khách.Sáng hôm sau, khi chị hỏi con gái về lý do, nhưng cô bé không hề có tí kí ức nào về chuyện đó. Vì vậy, chị quyết định kiểm tra camera.
Kết quả từ camera cho thấy, con gái chị từ từ bước ra phòng khách vào lúc 1h14 phút sáng, cô bé liên tục đi lòng vòng quanh phòng trong bóng tối, sau đó đi vào phòng ngủ. Tiếp đó, cô bé lại đi ra phòng khách thêm lần nữa, rồi nằm gục xuống ghế sofa. Sau đó xem xong, chị giật mình khi nhớ lại gần đây, con có nhiều biểu hiện bất thường nên đã đưa bé đi khám và nhận được kết luận, bé đang mắc chứng mộng du. Trên thực tế, trẻ con mắc chứng mộng du không phải là hiếm.
Theo bác sĩ lý giải, chứng mộng du là một loại của rối loạn giấc ngủ, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thông thường được tìm thấy ở trẻ em từ 3-12 tuổi và mất dần sau tuổi dậy thì.
Chứng mộng du có thể xuất hiện từ 1-2 giờ sau khi ngủ, vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút.
- Ngồi bật dậy trên giường và lặp lại các chuyển động.
- Thức dậy và đi bộ xung quanh nhà.
- Nói chuyện hoặc lầm bẩm trong khi ngủ.
- Đi tiểu ở những nơi không thích hợp.
- Thực hiện lặp lại các hoạt động giữa đêm, ví dụ như mở và đóng cửa.
- Thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất của mộng du ở trẻ em
- Thói quen ngủ thất thường, thay đổi giờ đi ngủ.
- Bệnh hoặc sốt.
- Căng thẳng hay lo âu
- Mắc một bệnh lý nào đó, ví dụ trẻ có hội chứng ngưng thở khi ngủ, động kinh và hội chứng chân không yên
- Mộng du cũng có thể do di truyền,...
Để ngăn chặn mộng du ở trẻ, bác sĩ khuyên:
- Tạo ra một giấc ngủ cố định cho trẻ.
- Tạo thói quen thư giãn vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách,...
- Tạo ra một môi trường thoải mái và nhẹ nhàng cho trẻ.
- Đảm bảo nhiệt độ trong phòng của con vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.- Hạn chế số lượng nước hay các chất lỏng khác trẻ uống trước khi đi ngủ.
- Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại nước uống có đường hoặc caffeine.
Một số chuyên gia giấc ngủ khuyên bạn đánh thức bé dậy ít nhất là 15 -20 phút trước thời điểm mà mộng du thường xảy ra. Bạn có thể dùng đồng hồ báo thức để đánh thức con dậy.