Nỗi khổ của những người không có dấu vân tay

Dù không gặp nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, việc mất đi dấu vân tay lại khiến một số người rơi vào phiền toái trong cuộc sống do đây là chứng rất hiếm gặp.

Noi kho cua nhung nguoi khong co dau van tay
Các đầu ngón tay không có vân tay của Amal Sarker, thế hệ thứ 3 trong gia đình mắc đột biến gene. Ảnh: BBC. 
Apu Sarker, 25 tuổi, sống tại Bangladesh, là người con trong gia đình ba thế hệ mà tất cả nam giới trong nhà đều gặp đột biến gene hiếm gặp. Tất cả đều không có vân tay.
Apu nói rằng vào thời của ông nội, không có vân tay chẳng phải vấn đề gì to tác. Song, hiện nay, vân tay là yếu tố gần như bắt buộc phải có để làm căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe hay cả sim điện thoại.
Cha của anh, ông Amal Sarker, không thể có bằng xe máy dù có thi đậu, trong khi đây là phương tiện cần thiết để ông đi làm nông. Việc không có vân tay khiến ông không được cấp bằng, và đã có lần phải đóng phạt vì điều khiển xe không giấy phép, dù Amal đã giải thích tình trạng với cảnh sát, theo BBC.
Nguyên nhân
Khi chính phủ Bangladesh yêu cầu phải có dấu vân tay để mua sim điện thoại, các thành viên nam trong gia đình Apu đã phải dùng sim đứng tên mẹ anh.
Chứng bệnh hiếm gặp mang tên Adermatoglyphia được dùng để nói về những người không có vân tay từ khi sinh ra. Đôi khi, đây còn được gọi là “hội chứng trì hoãn nhập cư” khi những người không có vân tay sẽ gặp khó khi nhập cảnh vào các nước khác.
Chứng bệnh này bắt đầu phổ biến rộng rãi vào năm 2007, khi giáo sư Peter Itin, bác sĩ da liễu Thụy Sĩ, đã được một phụ nữ liên hệ và nói rằng bà đang gặp vấn đề khi nhập cảnh vào Mỹ do không có vân tay nên hải quan không thể kiểm tra.
Ông cùng cộng sự đã nghiên cứu và phát hiện người phụ nữ trên cùng 8 thành viên trong gia đình bà đều không có vân tay. Số lượng tuyến mồ hôi ở bàn tay của người này cũng ít hơn thông thường.
Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Di truyền học loài người năm 2011, nhóm của ông Itin xác định đột biến ở gene SMARCAD1 là nguyên nhân gây ra chứng bệnh hiếm gặp. Thời điểm đó, đây là gene hầu như chưa được nghiên cứu.
Tiến sĩ Eli Sprecher, cộng sự trong nghiên cứu của ông Itin, cho biết gene SMARCAD1 đột biến ảnh hưởng đến sự phát triển của vân tay và cả tuyến mồ hôi ở bàn tay
“Adermatoglyphia rõ ràng cực kỳ hiếm. Chính vì điều này mà nó có thể chưa được chẩn đoán rõ ràng. Bởi trên thực tế, hội chứng này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khỏe của người mang bệnh”, ông Sprecher nói.
Trước đó, ông Sprecher cùng một nhóm khác vào năm 2006 đã công bố nghiên cứu nói rằng hai căn bệnh hiếm gặp - hội chứng Naegeli và DPR (dermatopathia pigmentosa reticularis), một hội chứng rối loạn gen di truyền - đã khiến người bệnh không có dấu vân tay, theo Medical Press.
Nhóm nghiên cứu khẳng định sự thiếu hụt protein keratin 14 (KRT14) là nguyên nhân gây ra hai căn bệnh trên, trong đó, khuyết vân tay chỉ là một phần kết quả từ hội chứng Naegeli và DPR.
Protein keratin là một loại protein xơ tạo thành mô sừng của cơ thể như các móng tay. Thiếu hụt Keratin 14 là căn bệnh có tính di truyền và sẽ lây qua các thế hệ trong gia đình.
Dấu vân tay có thể tạm mất đi do vết cắt hoặc hóa chất, nhưng chúng sẽ trở lại sau khoảng một tháng. Khi già đi, da trên đầu ngón tay kém đàn hồi hơn nên các đường vân cũng dày hơn.
Khó khăn khi không có vân tay
Các nhà khoa học khi đưa ra kết quả nói rằng sức khỏe của những người không có vân tay vẫn bình thường, không ảnh hưởng đến cảm giác cầm nắm và không mắc bệnh di truyền.
Tuy nhiên, tiến sĩ Sprecher chỉ ra rủi ro đáng lưu tâm nhất là Adermatoglyphia khiến tuyến mồ hôi giảm nên làm mất khả năng tiết mồ hôi bình thường. Điều này khiến người bệnh dễ say nắng vì không thể thoát nhiệt, theo Smithsonian Magazine.
Ngoài ra, khuyết vân tay do chứng DPR cũng có thể khiến tóc và răng mỏng, dễ gãy rụng, trên da có các vết ban.
Ông Sprecher nói thêm dấu vân tay bất thường đôi khi là dấu hiệu của những rối loạn nhiêm trọng, do đó, nghiên cứu về những trường hợp không có vân tay có thể giúp hiểu thêm về các loại bệnh khác.
Ứng dụng vân tay được thể hiện rõ nhất trong đời sống nằm ở việc nhận dạng các thiết bị thông minh. Khi các điểm trên dấu vân tay trùng khớp với dấu vân tay đăng ký ban đầu trong hệ thống, các thiết bị như khóa điện tử, máy chấm công, khóa vân tay trên điện thoại... sẽ được mở.
Dấu vân tay còn là công cụ theo dõi hồ sơ. Do đó, không có vân tay cũng gây nên những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, khi đa số giấy tờ cá nhân hiện nay đều yêu cầu vân tay, hay sẽ khó làm việc ở những nơi yêu cầu chấm công bằng vân tay.

Những điều thú vị về “dấu vân tay khổng lồ” giữa lòng đại dương

Nhìn từ trên cao, nơi đây như một "dấu vân tay khổng lồ" giữa đại dương mênh mông với những đường nét trắng xóa xen kẽ nhau.

Hòn đảo Baljenac thuộc biển Adriatic, nằm ngoài khơi biển Croatia, còn được biết đến với tên gọi "đảo vân tay". Hòn đảo có hình bầu dục méo, sở hữu diện tích bề mặt vỏn vẹn 0,14 km2 và không có người sinh sống. Baljenac được nhiều người biết đến khi những hình ảnh chụp từ trên cao của nó xuất hiện trên mạng xã hội. Theo đó, nếu nhìn bao quát toàn đảo từ một độ cao nhất định, người xem sẽ thấy nó có hình dạng như một dấu vân tay khổng lồ với những đường nét trắng xóa xen kẽ nhau. 

Nhung dieu thu vi ve “dau van tay khong lo” giua long dai duong
 Hòn đảo như một dấu vân tay khổng lồ giữa lòng đại dương. Ảnh: SCI

Độc đáo hòn đảo giống hệt dấu vân tay của người khổng lồ

Đảo Bavljenac ở Croatia không có người ở và diện tích khiêm tốn 0,14 km2. Điều thú vị là hình dáng hòn đảo trông giống dấu vân tay của người khổng lồ.

Doc dao hon dao giong het dau van tay cua nguoi khong lo
 Đảo Bavljenac còn có tên gọi Baljenac là một trong những hòn đảo có hình dáng độc đáo. Khi nhìn từ không trung, hòn đảo trông giống dấu vân tay của người khổng lồ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.