Nỗi buồn của người phụ nữ “trốn yêu” trước thời hạn

Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh thường có những thay đổi về tâm sinh lý khiến nhu cầu “gối chăn” giảm bớt, trong khi bạn đời của họ vẫn khá sung mãn. Chính điều này đã làm nảy sinh những mâu thuẫn vợ chồng.

Chỉ muốn “trốn yêu”
Vừa bước vào ngưỡng tuổi 50, dù vẫn xinh tươi trẻ đẹp nhưng chị Lan đã có vài lần phải tới bác sĩ để khám về nội tiết tố. Vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị cảm thấy nhiều cơn bốc hỏa nóng lạnh trong ngày và sự “khô hạn” mỗi khi “giao ban” với chồng. Dù trước đây, chị Lan đã được khuyến cáo nên uống mỗi ngày 1 viên vitamin E để duy trì nhan sắc lâu bền, bớt khó chịu về sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khi lớn tuổi nhưng lúc đối mặt với thực tế, chị Lan đã “đầu hàng”. Chị tâm sự với bác sĩ rằng “thực lòng giờ đã muốn nghỉ luôn cho khỏe”.
Noi buon cua nguoi phu nu
Ảnh minh họa. 
Hàng ngày, chị Lan ra tiệm quản lý cửa hàng vàng bạc do cha mẹ để lại. Thời gian đứng quầy không vất vả gì, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu nhưng nếu sức yếu thì cũng mệt kinh khủng. Giờ nghỉ trưa, chị mở tivi coi phim bộ Hàn Quốc hoặc đọc tạp chí cho đỡ buồn.
Buổi tối, ăn cơm xong, chị dọn dẹp nhà cửa chút xíu rồi ngó qua cô con gái đang học bài là đã thấm mệt. Lúc đó, chị chỉ muốn ngủ cho khỏe.
Thế nhưng anh Huy, chồng chị Lan, thì ngược lại. Dù đi làm trong một công ty liên doanh, không được ngủ trưa nhưng đến tối anh vẫn thức rất khuya. Anh coi truyền hình, đọc sách và chơi game. Khi lên giường ngủ, anh bắt đầu… lay vợ dậy để “yêu”. Thói quen, sở thích và thời gian tréo ngoe ấy khiến vợ chồng anh chị thỉnh thoảng lại bực bội nhau vì “em không biết chiều anh” hoặc “anh chẳng tôn trọng giấc ngủ của em”.
Thói quen, sở thích và thời gian của Lan và Huy thường tréo ngoe khiến 2 người thường bực bội vì không thể chiều nhau chuyện “yêu”.
Mọi chuyện có vẻ phức tạp hơn khi chị Lan nhận ra càng ngày nhu cầu tình dục của mình càng xuống thấp. Nếu trước đây cứ 1 tuần vợ chồng chị đều đặn “sinh hoạt” 1-3 lần, thì nay chị Lan chỉ muốn “trốn yêu”. Chị viện đủ lý do như buồn ngủ, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp... Trong khi đó, anh Huy vẫn còn sung mãn. Anh cũng tìm đủ cách để thuyết phục vợ đồng ý với mình trong phòng the. Có lần bực bội, anh còn “bóng gió” sẽ đi ra ngoài để “giải tỏa” khiến chị Lan giận chồng cả tuần.
Nghe chuyện của chị Lan, bác sĩ đã kê toa bổ sung cho chị các loại thuốc nội tiết tố nữ. Trong trường hợp bất khả kháng, chị có thể sử dụng kem bôi trơn để trợ giúp cho khỏi ức chế. Song, mọi chuyện vẫn chưa thấy sáng sủa hơn, khi khoảng cách và nhu cầu sinh lý của đôi vợ chồng này giờ khó gặp được điểm chung.
Vì stress
Phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh có những thay đổi về tâm sinh lý đã đành, còn đàn ông rơi vào tình trạng “xin nghỉ hưu non” chẳng phải là cá biệt. Những người đàn ông nghiện thuốc lá nặng, các mạch máu bị xơ vữa và hẹp lại, là tác nhân khiến “cậu nhỏ” không nghe theo lời ông chủ. Bên cạnh đó, những người mê nhậu và bị căng thẳng trong công việc cũng khó có thể tìm thấy được phong độ như thuở đôi mươi.
Trong vài trường hợp, tình dục sẽ khiến người ta giải tỏa được stress nhưng có những người sự căng thẳng, lo lắng trong gia đình hoặc sự nghiệp lại là tác nhân khiến quý ông lâm vào tình trạng… phải “viết đơn xin nghỉ hưu” dù chưa đủ tuổi.
Hơn thế, sự việc không mong muốn này giống như chiếc đèn cù, chạy vòng quanh: Vì stress mà không thực hiện được chức năng đàn ông đúng nghĩa; sau đó do tự ái mà cảm thấy quá căng thẳng mỗi khi “gần” vợ nên lại hỏng hết mọi chuyện. Đến lúc quá nản rồi, thì thôi, anh xin đầu hàng!
Trong cuộc sống hiện đại với quá nhiều áp lực về cơm áo gạo tiền cũng như những nhu cầu khác, khiến cả phụ nữ và đàn ông đều dễ bị suy giảm ham muốn tình dục, cho dù tuổi chưa phải đã già. Nếu duy trì được việc tập luyện thể thao đều đặn ngay từ lúc còn trẻ và có cuộc sống hướng ngoại để giảm bớt những điều khó chịu trong lòng thì bạn sẽ chẳng phải lo việc “đâm đơn xin nghỉ hưu sớm”.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại

Chồng chẳng quan tâm đến cảm xúc đàn bà của tôi

Anh đi cả ngày, tối về nhà chỉ kịp lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc đàn bà của vợ...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới. Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng. Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.