Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn?

Theo Indian Express, nhuộm tóc khi mang thai không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhuộm.

Nhuom toc khi mang thai co an toan?

Nhuộm tóc là cách làm đẹp phổ biến của phụ nữ. Ảnh: PregnancyLoop.

Nhuộm tóc khi mang thai là chủ đề thường gây tranh luận. Mặc dù các ý kiến đều khônghoàn toàn phản đối, một số người vẫn cho rằng thai phụ muốn nhuộm tóc phải thực hiện biện pháp phòng ngừa nhất định để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Theo tiến sĩ Ritu Sethi - cố vấn cấp cao chuyên ngành Phụ khoa tại Bệnh viện Cloud Nine, Gurgaon - phụ nữ nên nhuộm tóc sau 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Trước khoảng thời gian này, lượng thuốc nhuộm có khả năng đi vào máu của người mẹ và ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Bên cạnh đó, đây cũng là lúc thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Bà Sethi khuyên thai phụ nên đợi đến khi các cơ quan của em bé hình thành để đảm bảo an toàn hơn.

"Nhuộm tóc khi mang thai được coi là an toàn, đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi", bà Sethi nói.

Nhuom toc khi mang thai co an toan?-Hinh-2

Phụ nữ nên chọn loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến em bé khi sinh. Ảnh: Insider.

Theo bà Sethi, nếu thai phụ muốn tự nhuộm tóc, họ nên đeo găng tay khi làm và thoa thuốc nhuộm lên một vùng tóc nhỏ trước để kiểm tra nguy cơ dị ứng. Đồng thời, thai phụ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không để hóa chất trên tóc lâu hơn thời gian quy định, xả sạch tóc sau khi nhuộm.

Bên cạnh đó, thai phụ nên nhuộm tóc trong phòng thoáng khí để giảm hít phải khí độc liên quan thuốc nhuộm. Bà Sethi cũng khuyên phụ nữ mang thai sử dụng loại thuốc nhuộm từng dùng trước đây để giảm nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn.

Ngược lại, bác sĩ phụ khoa Amina Khalid khuyến cáo thai phụ nên cân nhắc thật kỹ trước khi nhuộm tóc. Nguyên nhân là một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 (thực hiện trên khoảng 2.000 phụ nữ) cho thấy trẻ nhẹ cân thường xuất hiện nhiều hơn ở những người mẹ nhuộm tóc từ tháng thứ 7 đến khi sinh.

"Nhiều loại thuốc nhuộm không được trải qua quá trình kiểm tra chất lượng và kiểm soát an toàn phù hợp. Do đó, mang thai chắc chắn không phải là thời điểm để mạo hiểm thực hiện những điều này", bà Khalid nói.

Bà Khalid khuyến cáo thai phụ tuyệt đối không sử dụng thuốc nhuộm tóc nếu có bất kỳ vết trầy xước hoặc tổn thương nào trên da đầu. Tốt nhất là người mẹ nên tránh sử dụng thuốc nhuộm quá thường xuyên khi mang thai.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Mang thai 9 tháng vẫn ân ái nhiều, người phụ nữ hoảng sợ vì...

Ân ái quá nhiều và không dùng biện pháp bảo vệ, thai phụ lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và việc sinh sản.

Đau vị trí này khi đi vệ sinh, thai phụ suýt đột tử

Sau khi chẩn đoán, bệnh viện xác nhận cô Thương bị bóc tách động mạch chủ, là một bệnh mạch máu rất nguy hiểm, dễ chết đột ngột và khó cứu chữa nhất.

Tức ngực, khó chịu là cảm giác mà nhiều bà bầu sẽ mắc phải. Tuy nhiên, vì triệu chứng này, một thai phụ họ Thương, ở Thượng Hải, Trung Quốc, lại vì triệu chứng này mà ngất xỉu trong nhà vệ sinh của bệnh viện trong quá trình khám thai, trải qua giây phút sinh tử.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.