Những vụ phun trào núi lửa trong tương lai có thể làm mát Trái đất mạnh hơn

Gần đây nhất, vụ phun trào núi Pinatubo của Philippines vào năm 1991, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm tạm thời 0,5°C.

Núi lửa phun trào là một trong những lực mạnh nhất trên Trái đất. Ở mức phun trào mạnh nhất, núi lửa phun hàng triệu tấn hạt có khả năng chặn ánh sáng Mặt trời trong gần 5 năm, gây nguy hiểm cho mùa màng và dẫn đến “nhiều năm không có mùa hè”.

Những vụ phun trào khổng lồ này cũng đang bị thay đổi bởi biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới cho thấy lượng khí nhà kính tăng lên sẽ khiến cho các chùm khí từ các vụ phun trào lớn vươn cao hơn, lan nhanh hơn và phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời hơn, gây ra hiện tượng lạnh đột ngột và cực đoan hơn.

Nhung vu phun trao nui lua trong tuong lai co the lam mat Trai dat manh hon

Một vụ phun trào năm 1991 từ Núi Pinatubo đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh.

Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications, Thomas Aubry, nhà địa vật lý tại Đại học Cambridge, và các đồng nghiệp đã kết hợp các mô phỏng máy tính về các vụ phun trào núi lửa với một mô hình khí hậu toàn cầu. Họ mô phỏng tác động khí hậu của các chùm khí thải ra từ các vụ phun trào núi lửa cỡ vừa hoặc cỡ lớn trong điều kiện của năm 2100 (nghiên cứu giả định vào năm 2100 Trái đất sẽ ấm rất nhiều so với hiện nay).

Thông thường, mỗi năm trên Trái đất chỉ có một hoặc hai vụ phun trào cỡ vừa vượt qua tầng đối lưu, vươn lên đến tầng bình lưu, vùng yên tĩnh, khô ráo ở trên môi trường khí hậu bề mặt Trái đất. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hai chiều tác động trái ngược nhau. Khi các hạt phản xạ lan truyền vào đến tầng bình lưu, chúng gây ra một đợt làm mát toàn cầu. Nhưng ngược lại, khí hậu cũng ảnh hưởng đến các vụ phun trào núi lửa: khi tầng đối lưu dần ấm lên, chiều cao của nó sẽ tăng, và những vụ phun trào núi lửa cỡ vừa sẽ không thể vượt qua tầng đối lưu để vào tầng bình lưu và gây ra tác động làm mát nữa.

Tuy nhiên, với những vụ phun trào cỡ lớn như Pinatubo thì khác. Trong kịch bản thế giới ấm lên 6°C vào năm 2100, tầng đối lưu sẽ cao thêm 1,5 km, nhưng những vụ phun trào siêu lớn như vậy vẫn có thể xuyên thủng tầng bình lưu.

Ngoài ra, trong tương lai, các vụ phun trào cỡ lớn sẽ có tác động làm mát mạnh hơn. Khi đó, khí nhà kính giữ nhiệt độ ở gần bề mặt Trái đất, tầng bình lưu sẽ nguội đi, đặc biệt là ở các lớp trên của nó, vì thế không khí sẽ dịch chuyển lên xuống nhiều hơn trong lớp khí quyển này. Theo mô hình của nhóm nghiên cứu, vào năm 2100, sự dịch chuyển không khínày sẽ đưa các chùm hạt từ núi lửa di chuyển cao hơn khoảng 1,5 km trong tầng bình lưu so với trước đây. Ngoài ra, sự ấm lên toàn cầu sẽ tăng cường gió ở tầng bình lưu, khiến các hạt phản xạ từ núi lửa lan nhanh hơn khắp tầng trên của bầu khí quyển tới các cực, tạo ra hiệu ứng chặn ánh sáng mặt trời và làm mát mạnh hơn.

Michael Mills, nhà hóa học khí quyển tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia, người không tham gia nghiên cứu, nói, kết quả cho thấy các vụ phun trào cỡ trung có thể không còn chạm tới tầng bình lưu là phát hiện "thú vị và quan trọng". Nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu cơ chế hoạt động của các hạt được mô phỏng bởi mô hình mới có phản ánh những gì sẽ xảy ra trong thế giới thực hay không, Mills nói thêm.

Nghiên cứu này đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, theo Aubry. Thứ nhất, nó chỉ nghiên cứu các vụ phun trào ở vùng nhiệt đới chứ không phải những vụ phun trào gần các cực hơn, nơi tầng bình lưu gần hơn với mặt đất. Và không rõ hiệu ứng làm mát từ các vụ phun trào núi lửa lớn hay hiệu ứng làm nóng từ các vụ phun trào nhỏ hơn sẽ tác động nhiều hơn đến khí hậu.  

Điều gì xảy ra khi Trái đất ngừng quay?

Trái đất của chúng ta đang quay với vận tốc khoảng 1.670km/h. Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động quay đó đột ngột dừng lại?

Theo nhà khoa học Michael Stevens, người còn được biết đến với biệt danh Vsauce trên trang YouTube, nếu Trái đất ngừng quay đột ngột, bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo (1.670km/h). Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ phải hứng chịu một cái chết khủng khiếp.

"Ngay lập tức, mọi thứ không tồn tại trên Trái đất và không trú ngụ an toàn ở các cực sẽ tiếp tục dịch chuyển như trước kia. Trái đất sẽ văng sang hướng đông với vận tốc hơn 1.600km/h... Cơ thể của bạn sẽ ngay lập tức trở thành một viên đạn có đường kính 22,8cm", ông Vsauce mô tả.

Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất

(Kiến Thức) - Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím.

Giat minh khi biet 10 bi an khong ngo toi ve Trai Dat
Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý do tháng hai có 29 ngày vào các năm nhuận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.