Những tác hại kinh khủng của nước tăng lực

Nước tăng lực không tốt như bạn vẫn nghĩ.

Nước tăng lực có thể gây dị ứng

Nước tăng lực là loại đồ uống chứng hàm lượng caffeine cao. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra tình trạng khô môi, miệng, khô da, ngứa, rộp, khó thở, phát ban...

Người thường xuyên uống nước tăng lực có thể gặp tình trạng nhạy cảm và dễ bị dị ứng thời tiết hơn.

Nước tăng lực làm thay đổi nhịp tim

Caffeine có thể gây hại cho tim. Một nghiên cứu vào năm 2015 được công bố trên tạp Tạp chí Canadian Journal of Cardiology phát hiện ra rằng lạm dụng nước tăng lực ở trẻ vị thành niên làm tăng nguy cơ các tai biến tim mạch, đặc biệt là trẻ có bệnh tim bẩm sinh. Một số sản phẩm nước tăng lục có thể làm thay đổi nhịp tim ở cả những thanh thiếu niên khỏe mạnh, không bệnh tật.

Nước tăng lực không tăng lực

Nước tăng lực không có tác dụng tăng lực như cái tên của nó. Thành phần chính của chúng thường là taurine, L-carnitine và glucuronolactone không mang lại nguồn năng lượng thực sự cho cơ thể.

Nhung tac hai kinh khung cua nuoc tang luc

Nước tăng lực gây mất nước

Caffeine có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều nước tăng lực có thể làm bạn bị mất nước.

Nước tăng lực làm hỏng men răng

Axit citric trong nước tăng lực có khả năng ăn mòn răng. Các sản phẩm nước tăng lực có độ axit cao hơn đáng kể so với nhiều loại nước uống thể thao. Do đó, nó có khả năng làm hoảng men răng cao hơn.

Nước tăng lực gây đau đầu và thay đổi tâm trạng

Một thành phần phổ biến khác trong nước tăng lực là guarana. Chất này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến bạn có cảm giác tăng rõ cả về sức lực và tinh thần và giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng và thay đổi tâm trạng.

Nên uống nước tăng lực bao nhiêu mỗi ngày?

Trẻ từ 12-18 tuổi không nên tiêu thụ quá 100 mg caffeine/ngày.

Người lớn chỉ tiêu thụ tối đa 400 mg/ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống nhiều hơn 1 lon nước tăng lực/ngày.

Dược sĩ Việt chỉ ra sự thật thực phẩm chức năng Mỹ

Thực phẩm chức năng xách tay nhất là sản phẩm từ Mỹ luôn là những sản phẩm hot được nhiều người mua. Tuy nhiên, dược sĩ Trần Thanh Cảnh cho rằng thực phẩm chức năng Mỹ đôi khi chỉ là quảng cáo...

Sự thật thực phẩm chức năng Mỹ

Khi bị ốm, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm nào?

Các vấn đề về sức khỏe có thể trở nặng nếu bạn ăn phải các thực phẩm kiêng kị. Dưới đây là những thực phẩm cần kiêng tùy theo triệu chứng.

Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?

Tiêu chảy: Các thành phần không tiêu hóa được có trong kẹo không đường và kẹo cao su chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, hành, táo, súp lơ, bắp cải và các loại đậu có thể gây đầy hơi. Sữa, cồn và caffeine cũng làm tiêu chảy trở nặng. 

Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-2
Táo bón: Sô-cô-la, các sản phẩm từ sữa, viên bổ sung sắt, thuốc giảm đau, một số loại thuốc về máu và chống trầm cảm có thể làm tình trạng táo bón tệ hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-3
Buồn nôn: Các thực phẩm hại sức khỏe nhất khi bạn cảm thấy nôn nao là các món chiên, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa caffeine, cồn hay thức uống có ga. Bạn nên ăn với khẩu phần nhỏ các món ít hoặc không có mùi. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-4
Khó nuốt: Khi bị đau họng, một số loại thực phẩm có thể khiến vùng sưng đau bị tổn thương nặng hơn. Bạn nên kiêng các dung dịch nóng và thức ăn giòn cứng. Bạn cũng cần kiêng các loại trái cây giàu axit như cam, chanh. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-5
Đau người: Khi bạn bị đau nhức các bộ phận trên cơ thể, hãy ăn các thực phẩm chứa magie, canxi, và tránh ăn bất kì thực phẩm nào có thể khiến bạn mất nước. Cồn và caffeine là những chất sẽ làm cơn đau cơ trở nặng hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-6
Đau đầu: Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu. Bạn cần tránh các thực phẩm lợi tiểu như thức uống chứa cồn và caffeine, vì chúng khiến bạn mất nước trầm trọng hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-7
Đau tai: Các cơn đau nhức tai thường xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, do đó bạn cần tránh các thực phẩm gây đặc đờm như sữa, và các thực phẩm gây viêm như đồ hộp và thực phẩm chế biến.     

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.