Những nguyên tắc sinh tồn có thể cứu bạn một ngày nào đó

(Kiến Thức) - Những nguyên tắc sinh tồn nghe thì có vẻ hơi thừa nhưng chúng có thể cứu sống bạn một ngày nào đó.

Cuộc sống sung quanh chúng ta vốn dĩ đã cực kì nguy hiểm từ trước đến nay. Vậy nên hãy nắm rõ một vài nguyên tắc sinh tồn cơ bản nhất để có thể chống trọi lại với nghịch cảnh khi cần thiết.
Nước hấp thụ nhiệt nhanh hơn không khí
Một nguyên tắc vật lý cơ bản nhưng rất quan trọng khi mùa đông về. Nếu bạn bị ướt khi trời rét, cởi hết quần áo ướt ra sẽ giúp bạn cầm cự được lâu hơn so với việc mặc nguyên bộ quần áo ướt sũng nước như cũ. Cũng có thể tận dụng điều này để giải nhiệt vào mùa hè khi thay vì bật quạt hết cỡ mà vẫn cảm thấy nóng thì hãy tìm cách tăng độ ẩm không khí trong phòng lên, nhiệt độ sẽ giảm đi đáng kể.
Đừng ăn tuyết, trừ khi bạn không còn sự lựa chọn nào
Nhung nguyen tac sinh ton co the cuu ban mot ngay nao do
 Đừng bao giờ ăn tuyết trừ khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác.
Cơ thể bạn sẽ cần phải sử dụng một lượng lớn năng lượng để chuyển hóa tuyết từ dạng rắn sang dạng lỏng. Chính điều này sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nhiệt và kiệt sức nhanh hơn. Trong trường hợp hiểm nghèo như bị lạc đường giữa vùng có tuyết rơi thì chỉ nên ăn tuyết như một giải pháp cuối cùng vì đểu có được một lượng nước tương đương với một ngụm nhỏ cơ thể bạn sẽ phải mất một lượng lớn năng lượng.
Khi thuyền chuẩn bị chìm hãy nhảy ra ngoài và bơi
Khi thuyền của bạn bị nghiêng và chuẩn bị chìm, thay vì cố tìm một chỗ khô ráo trên thuyền bạn hãy mặc áo phao nhảy xuống nước và bơi ra thật xa. Vì đơn giản là nếu thuyền chìm thì bạn có trèo lên nóc tàu đi nữa sớm muộn bạn cũng sẽ bị ướt. Chưa kể khi thuyền chìm hẳn xuống dưới mặt nước sẽ tạo ra vùng nước xoáy và hút bạn xuống. Vậy nên để sống sót trong một vụ chìm tàu hãy bỏ chạy thật sớm trước khi quá muộn.
Nguyên tắc số ba
Các chuyên gia sinh tồn cho rằng phần lớn mọi người đều có giới hạn chịu đựng của cơ thể người tuân theo nguyên tắc số ba này. Cụ thể, đó là 3 phút không có không khí, 3 giờ không có nơi trú ẩn trong môi trường khắc nghiệt, 3 ngày không có nước và 3 tuần không có thức ăn. Những thí nghiệm sử dụng tù binh chiến tranh trong quá khứ đã chứng minh được điều này và tốt nhất bạn không nên "thử" chứng minh lại những tiêu chuẩn trên.
Nhung nguyen tac sinh ton co the cuu ban mot ngay nao do-Hinh-2
 Các tù nhân chiến tranh thường được mang ra làm "vật thí nghiệm" đến chết cho những thử nghiệm về giới hạn chịu đựng của con người.
Nếu bị đâm, đừng rút dao ra
Nếu bạn bị đâm bằng một vật gì đó thì nguyên tắc đầu tiên là để nguyên không được rút vật đó ra. Việt rút vật đã đâm bạn ra khỏi vết thương trên cơ thể có thể dẫn đến tình trạng không thể cầm máu được, hoặc nguy hiểm hơn, mặc dù cùng là một vật nhưng khi đâm vào và khi rút ra chúng có thể gây các tổn thương khác nhau cho nạn nhân, hãy giữ nạn nhân nguyên hiện trạng ban đầu và gọi cấp cứu.
Nguyên tắc +3/-8 khi đi máy bay
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng 80% các vụ tai nạn máy bay đều diễn ra vào khoảng thời gian 3 phút sau khi cất cánh và 8 phút trước khi hạ cánh. Sở dĩ có điều này là do đây cũng chính là khoảng thời gian các phi công tự điều khiển máy bay thay vì sử dụng chế độ lái tự động của hệ thống và trên lý thuyết thì độ chuẩn xác của máy tính là 100% nhưng con người dù giỏi đến đâu cũng luôn có sơ suất.
Nhung nguyen tac sinh ton co the cuu ban mot ngay nao do-Hinh-3
 Những vụ rơi máy bay thường có nguyên nhân do lỗi con người.
Nạn nhân tử vong trong đám cháy do khói chứ không phải do lửa
Trong một vụ hỏa hoạn, thường các nạn nhân sẽ tử vong trong vòng từ 3 đến 10 phút do ngạt khói, nghĩa là trước khi lửa kịp bén vào cơ thể họ thì họ đã tử vong rồi. Vậy nên nếu không may có bị kẹt trong một đám cháy, hãy cố dùng khăn ướt để che mũi mình lại và tìm đường thoát thân. Tuyệt đối không nên trốn trong nhà vệ sinh, mặc dù lửa khó có thể bén được vào nhà vệ sinh nhưng khói ngạt sẽ giết chết bạn.
Video 10 nguyên tắc sinh tồn trong tự nhiên khắc nghiệt (nguồn youtube)

7 phản xạ sinh tồn tuyệt vời ở bé sơ sinh

(Kiến Thức) - Ngay từ khi lọt lòng, bé yêu đã có những phản xạ sinh tồn tuyệt vời giúp bé thích ứng với môi trường mới. Cùng nhìn lại những phản xạ này.

7 phan xa sinh ton tuyet voi o be so sinh

Phản xạ vùng miệng (Rooting) là một trong những phản xạ sinh tồn tuyệt vời nhất ở trẻ. Khi bị kích thích gần miệng bé sẽ lập tức quay ngay ra hướng má bị chạm và thường mở miệng khá rộng. Phản ứng này giúp cho trẻ sơ sinh tìm thấy núm vú mẹ trong khi bú. Phản xạ Rooting có thể xuất hiện từ khi bé mới sinh, giúp bé “định vị” được vị trí vùng ngực mẹ cũng như vị trí của chai sữa mà bạn định cho bé bú. Phản xạ này sẽ nhanh nhạy hơn khi bé thức, và khi bé đang đói.

7 phan xa sinh ton tuyet voi o be so sinh-Hinh-2

Phản xạ nắm chặt bàn tay (Palmar). Phản xạ này xuất hiện từ khi bé mới sinh. Khi đưa ngón tay của mình vào lòng bàn tay của bé, phản ứng của bé là: các ngón tay của bé sẽ tự động nắm chặt lấy các ngón tay của bạn như không muốn buông rời. Bé có thể nắm bắt bàn tay mẹ hay bất cứ thứ gì trong tầm tay. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt, do đó các bác sĩ cũng dùng cách này để kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh.

7 phan xa sinh ton tuyet voi o be so sinh-Hinh-3

Phản xạ sợ hãi (Moro). Phản xạ này xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi. Khi bị kích thích đột ngột, phản xạ giật mình của bé xảy ra như sau: cánh tay của em bé thẳng, ngón tay mở, kéo dài hoặc uốn cong trở lại, duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay, cong lưng, thậm chí là cố gắng kéo đầu chạm xuống phía vùng ngực. Đây là những phản ứng bản năng để “phòng vệ” với một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ.


7 phan xa sinh ton tuyet voi o be so sinh-Hinh-4

Phản xạ bàn chân (Babinski). Khi bàn chân bé bị tác động như cù chân, bị va đập mạnh bàn chân, hoặc miết ngón tay vào lòng bàn chân từ đầu ngón đến gót, phản xạ của bé sẽ là: các ngón chân tự động cong lên và xoè xòe hẳn ra như hình quạt. Riêng ngón chân út có thể sẽ dạng ra rộng hơn. Đây là phản ứng xuất hiện ở các trẻ bình thường, có thể diễn ra ngay từ lúc bé mới sinh cho đến khoảng 1 tuổi. Đến lúc đó, phản ứng này sẽ được thay thế bằng phản ứng cả bàn chân (co chân, cong cả bàn chân lại).

Những mẹo tồn tại của lính Mỹ khi kẹt trong lòng địch

(Kiến Thức) - Bị kẹt trong lòng địch là điều thường xảy ra trong chiến tranh. Do đó quân đội Mỹ thường huấn luyện cho binh sỹ khả năng tồn tại trong điều kiện đó.

Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)
 Bước đầu tiên cho những binh sĩ Quân đội Mỹ đã nhảy vào hậu phương quân địch là thoát khỏi khu vực họ nhảy xuống. Nếu họ ở nhảy vào nước, dù hoặc xe của họ có thể làm họ bị chìm.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-2
 Khi các binh sỹ rời khỏi nơi họ đáp xuống, họ phải chôn giấu hoặc phá hủy các thiết bị mà họ không thể mang theo được.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-3
 Muốn sống sót, họ phải di chuyển liên tục, cách càng xa nơi quân địch có thể tìm kiếm họ càng tốt.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-4
 Trong khi di chuyển, họ cũng ngụy trang với bùn và cỏ cùng các vật liệu khác để làm cho mình khó nhận ra hơn.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-5
 Chỉ di chuyển khỏi khu vực đáp xuống là chưa đủ, họ phải lập kế hoạch một tuyến đường an toàn để tránh các vùng mà đối phương có thể hoạt động.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-6
Những người tham gia huấn luyện được trang bị radio và một kế hoạch phát tín hiệu để được giúp đỡ. Họ sẽ cố gắng liên lạc với các lực lượng phe mình tại thời điểm đã dự kiến. 
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-7
 Sau khi phát sóng để liên lạc, họ lại di chuyển một lần nữa để giảm thiểu nguy cơ bị đối phương phát hiện dựa vào việc theo dõi làn sóng.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-8
 Các binh sỹ Quân đội Mỹ cũng được đào tạo các khắc phục các vấn đề của thiết bị. Ở đây họ đang thực hành cách sử dụng phương pháp “cây gậy và cái bóng” để định hướng.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-9
 Trên hết, những người này muốn sống sót cần có nước để tiếp tục đi. Mặt khác, điều cũng quan trọng là phải tìm nguồn nước một cách cẩn thận và xử lý nó với viên thuốc lọc nước hoặc các bộ lọc hay phơi qua ánh nắng mặt trời trước khi uống.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-10
Để tạo hơi ấm và để nấu ăn, tốt nhất là phải đốt lửa. Trong khi một số loài cá và hầu hết các loại cây cỏ có thể ăn sống thì lửa là cần thiết để chuẩn bị chế biết tất cả các loại thịt và côn trùng. 
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-11
 Trong khi một đám cháy lớn có thể mang lại sự ấm áp và ánh sáng, những người đang lẩn tránh phải hết sức cẩn thận và đảm bảo rằng họ không để lộ vị trí của mình vì đám cháy hay vì hút thuốc.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-12
 Bởi vì săn bắn là nguy hiểm, những người ẩn náu được dự kiến sử dụng cây cỏ làm thức ăn. Trong ảnh, một binh sỹ nhặt một miếng của con châu chấu từ miệng sau khi ăn nó.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-13
 Trong trường hợp họ đi vào khu vực lực lượng đối phương, họ được đào tạo về cách để đánh bại đối thủ ngay cả khi họ đã không còn vũ khí.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-14
Nếu lực lượng cứu hộ đang ở trong khu vực, những người bị mắc kẹt sẽ báo hiệu để được cứu. Khói là một thứ tuyệt vời và binh sỹ thường tạo ra tín hiệu này bằng cây và cỏ khô trên mặt đất. 
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-15
 Vào ban đêm, pháo sáng hoặc đèn hồng ngoại nhấp nháy mà chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hồng ngoại thường được sử dụng. Điều này cho phép các phi công xác định chính xác khu vực đáp xuống để giải cứu.
Nhung meo ton tai cua linh My khi ket trong long dich (cai tet)-Hinh-16
Tại địa điểm đón, đội cứu hộ sẵn sàng cho hầu hết các tình huống. Nhân viên cứu hộ như trong ảnh có thể lặn xuống nước, nhảy xuống rừng rậm hoặc làm theo bất kỳ cách gì để cứu người bị thương bên dưới. 

Tại sao nên uống matcha trà xanh thay cho cà phê?

(Kiến Thức) - Matcha trà xanh đang trở thành đồ uống buổi sáng của nhiều nhân vật nổi tiếng cũng như chuyên gia dinh dưỡng và mọi chuyện đều có lý do của nó.

Tai sao nen uong matcha tra xanh thay cho ca phe?

Nếu bạn muốn khi về già vẫn minh mẫn thì nên uống matcha trà xanh. Chất catechin có trong bột trà xanh có thể đi tới não và bảo vệ các tế bào thần kinh, làm giảm bớt sự suy giảm chức năng não. Trà xanh còn có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer, một trong những nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ. Ngoài catechin còn có L-theanin, một loại axit amino có tác dụng thư giãn có trong trà xanh cũng rất tốt cho trí nhớ và làm giảm bớt sự suy giảm nhận thức khi con người về già.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.