Những người nên tránh xa tuyệt đối món canh cua đồng

Mùa hè, mọi gia đình đều rất quen thuộc với canh cua, ăn kèm cà muối. Món ăn này rất ngon và bổ, tuy nhiên cần lưu ý một số người không nên ăn kẻo rước bệnh vào người.

Yếu tố dinh dưỡng nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe mà món cua đồng đem lại khiến nó luôn được ưu ái lựa chọn cho mâm cơm gia đình, thế nhưng những đặc tính của cua đồng khiến món ăn ngon này trở nên nguy hại. Nếu không cẩn trọng khi ăn có thể nguy hại đến tính mạng.

Nhung nguoi nen tranh xa tuyet doi mon canh cua dong

Những người không nên ăn canh cua đồng

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.

Phụ nữ đang mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng, bởi vì trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng, đặc biệt là công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể, nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu.

Người dị ứng với cua

Những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.

Nhung nguoi nen tranh xa tuyet doi mon canh cua dong-Hinh-2

Những thực phẩm đại kỵ với canh cua đồng

Mật ong

Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Khoai tây, khoai lang

Trong khoai tây, khoai lang có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại giàu canxi. Đây là 2 chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.

Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi từ cua và đồng thời cũng sẽ loại bỏ hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, từ đó dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.

Hơn nữa, hàm lượng canxi khi đi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản, vì thế không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy hiểm hơn là gây viêm thận, suy thận.

Nước trà

Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.

Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.

Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả như cam, kiwi, hồng… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, trong đó cũng thường có hàm lượng lớn chất axit tanic.

Chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều nữa.

Không chỉ có thế, vì cam chanh còn có đặc tính hấp thụ đờm mà cua thì lại có tính hàn. Do đó, khi ăn chung với nhau nó rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp.

Cần tây

Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.

Thức ăn lạnh

Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.

Dưa bở và dưa lê

Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.

Nhung nguoi nen tranh xa tuyet doi mon canh cua dong-Hinh-3

Một số lưu ý khi ăn canh cua đồng:

- Không dùng cua đã chết để nấu canh vì loại cua này chứa thành phần hóa học có tên histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.

- Cần phải nấu chín cua vì cua sống chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến sức khỏe.

- Không nên nấu đi nấu lại canh cua đồng nhiều lần. Việc này không chỉ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua bị biến chất, gây độc. 

Bún mắm cua thối Gia Lai, nghe tên “bốc mùi” nhưng ăn cực ngon

(Kiến Thức) - Mùi vị đặc trưng của món bún mắm cua “thối” tạo nên nét độc đáo khó quên trong lòng thực khách khi đến phố núi Pleiku, Gia Lai. Món ăn có hương vị đặc tbiệt mà nếu ai không quen khó mà chịu được.

Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon

Bún thối hay bún mắm cua thối được cho là món ăn nổi tiếng ở Pleiku bởi hương vị đặc biệt. Chính bởi mùi hương lạ này mà món ăn kén người hơn rất nhiều so với các loại bún cua khác ở Việt Nam.

Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-2
Với những ai không quen, chỉ cần đi ngang qua quán bún mắm cua “thối” cũng có thể ngửi thấy mùi thum thủm của cua đồng, ủ một đêm cho lên men.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-3
Bún mắm cua thối là sự pha trộn giữa mắm cua, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống…
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-4
Nhiều thực khách cho rằng, nếu bỏ qua được cảm giác ban đầu, thì thưởng thức bún cua thối lại có vị ngon riêng, khác biệt, cảm nhận vị mằn mặn, cay cay, là lạ.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-5
Món bún làm từ gạo là nguyên liệu chính ăn cùng với nước lèo cua. Nước lèo cua tuy có mùi khó chịu nhưng lại đậm đà khó quên bởi vị ngọt từ cua đồng, thêm vào đó là vô số gia vị.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-6
Dùng cùng với bún là bánh phồng tôm, tóp mỡ cháy giòn, da heo chiên giòn, hành phi dầu đậu nành, bún mắm cua còn được ăn kèm chả, nem và rau sống các loại… Món ăn không thể thiếu mắm nêm và ớt bằm, do món ăn có vị tanh nên càng cay càng ngon.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-7
Trộn một ít rau sống, vắt chanh, thêm ớt... đấy là cách thưởng thức bún cua thối đúng chuẩn. Nhờ sự hòa quyện của cái chua chua, cay the nồng nàn này mà tôn lên "mùi thơm" đặc trưng của món ăn.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-8
Nếu can đảm bỏ qua những nỗi nghi ngại về hình thức lẫn mùi vị, bạn sẽ nhận được một trải nghiệm vô cùng mới lạ. Điểm nhấn của món ăn nằm ở cái mằn mặn của nước dùng hòa lẫn trong miếng thịt béo béo hay chả dai giòn.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-9
Vừa cho vào miệng, mùi "thơm" đã vội xộc lên nhưng từ từ dung hòa bằng chút cay the tinh tế.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-10
Tuy món ăn gây nhiều tranh cãi vì độ nặng mùi nhưng phải công nhận bún cua thối đã góp phần tạo nên sự đặc sắc cho nền ẩm thực của Pleiku.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-11
Ở Pleiku, có nhiều hàng bán bún cua thối, nhưng có tiếng nhất phải kể đến quán bún Chi trên đường Phùng Hưng. Dù chỉ là một quán nhỏ trong hàng loạt quán xá trong chợ nhưng nhờ mùi vị đặc trưng nên rất dễ nhận ra. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Sai lầm khi ăn canh cua khiến bạn ngộ độc thực phẩm, "rước" bệnh

5 sai lầm khi ăn canh cua dưới đây sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh tiêu hóa, sỏi thận chớ dại mà mắc phải.

Nấu canh từ cua chết

Canh cua đồng là món ăn ngon được nhiều gia đình lựa chọn trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn cua chết, bởi trong thành phần của cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine.

Thành phần này có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng cho con người. Cua càng lâu thì hàm lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn nên không nên ăn.

Ăn cua nấu chưa kỹ

Trong con cua sống có chứa chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi” vào cơ thể của bạn.

Khi chúng ta ăn cua sống những nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt cho con người.

Không ăn cua đã chết.

Nấu lại cua và ăn đi ăn lại

Trong gia đình nhiều người có thói quen ăn lại canh cua đã nấu từ hôm trước. Tuy nhiên món canh cua khi để qua đêm dễ bị vi khuẩn xâm nhập, khiến cho bạn bị lạnh bụng tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thức ăn. Vì vậy, với món canh cua đồng bạn nên ăn nóng và ăn hết sau khi nấu đừng bỏ lại qua đêm khiến thức ăn không còn giữ nguyên dinh dưỡng.

Uống nước trà khi ăn canh cua

Người Việt chúng ta thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn cơm xong. Tuy nhiên nếu hôm đó bạn ăn món canh cua thì đừng nên uống nước chè bởi nó sẽ làm cho thành phần chất tanin và vitamin trong thịt cua hòa tan gây khó tiêu, đầy bụng, ì ạch cho dạ dày của bạn.

Không nên ăn cua kết hợp với nước chè.

Ăn quả hồng khi ăn canh cua

Trong thành phần của quả hồng có chứa chất phân hủy làm cho chất dinh dưỡng của thịt cua trở nên khó tiêu, khiến cho người ăn bị khó tiêu đây bụng, thậm chí còn gây ra bệnh sỏi thận. Vì vậy, bạn đừng có dại mà kết hợp ăn canh cua với quả hồng để đảm bảo sức khỏe cho mình. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.