Những người gặp nguy hiểm khi uống sữa

Uống sữa động vật mỗi ngày có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người lại gặp bất ổn sức khỏe khi dùng loại đồ uống này.

Sữa động vật (bò, dê) phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giàu protein chất lượng cao, canxi, vitamin. Thức uống này thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa loãng xương.
Uống một ly sữa mỗi ngày có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người uống sữa không những không hấp thụ được dinh dưỡng mà còn gặp các bất ổn sức khỏe.
Nhung nguoi gap nguy hiem khi uong sua
Sữa là thức uống phổ biến trong các gia đình. Ảnh: Southernliving
Xiao Wang (người Đài Loan) là một thanh niên 25 tuổi rất bận rộn. Anh thường xuyên làm việc ngoài giờ và không có thời gian ăn sáng. Để bổ sung dinh dưỡng, mỗi ngày anh đều mua sữa trên đường và uống khi vội vã đến công ty.
Anh nghĩ thói quen này có thể tiết kiệm thời gian và giữ sức khỏe. Sữa là đồ uống anh yêu thích nhất.
Theo Inf, sau một thời gian, Xiao Wang bắt đầu cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn thường xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn. Anh tưởng mình đã ăn phải thứ gì đó không sạch hoặc bị viêm dạ dày nên mua thuốc uống nhưng không có tác dụng.
Một buổi sáng, vừa uống xong ngụm sữa, anh chợt thấy tức ngực, khó thở, chóng mặt và ngất đi. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán Xiao Wang bị dị ứng sữa. Bác sĩ cho biết, tình trạng của Xiao Wang do uống sữa lâu ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả sẽ rất tai hại.
Dị ứng sữa là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến do phản ứng miễn dịch với whey protein hoặc casein có trong sữa. Khi đó, cơ thể sản sinh ra quá nhiều histamine dẫn tới một số triệu chứng.
Theo Mayo Clinic, người bệnh sẽ thở khò khè, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, phát ban, tụt huyết áp. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc phản vệ. Bệnh chỉ có thể kiểm soát bằng cách tránh tiếp xúc các sản phẩm từ sữa đồng thời sử dụng thuốc chống dị ứng kịp thời.
sua hat.jpg
Những người bị dị ứng sữa bò có thể thử sang các loại sữa hạt. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng vì nguy cơ dị ứng hạt. Ảnh minh họa: Eatingwell
Ngoài những người dị ứng sữa, một số nhóm dưới đây nên tránh đồ uống đó:
Không dung nạp lactose
Một số người không dung nạp lactose do cơ thể thiếu enzyme lactase nên không thể phân hủy đường lactose trong sữa thành glucose và galactose. Khi đó, đường lactose lên men trong ruột, sinh ra một lượng lớn khí và các chất có tính axit, gây ra các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng.
Bị bệnh thận
Người suy giảm chức năng thận không có khả năng bài tiết nước và chất thải ra khỏi cơ thể đúng cách, dẫn đến các triệu chứng như phù nề, huyết áp cao và thiếu máu. Họ cần kiểm soát lượng protein nạp vào để giảm gánh nặng cho thận và trì hoãn sự tiến triển của bệnh.
Theo Healthline, sữa có hàm lượng protein cao, mỗi cốc (240ml) sữa nguyên chất cung cấp gần 8g protein. Do đó, người bệnh thận cần hạn chế uống sữa để tránh tích tụ chất thải protein trong máu. Dùng quá nhiều sữa làm tăng gánh nặng cho thận, tổn thương sẽ trầm trọng hơn.
Chỉ số cholesterol cao
Cholesterol là một loại chất béo đóng vai trò quan trọng với cơ thể con người trong quá trình sản xuất mô tế bào, nội tiết tố. Nhưng nếu chỉ số cholesterol quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, đột quỵ.
Những người có cholesterol cao cần kiểm soát việc hấp thụ axit béo bão hòa và cholesterol. Nếu người có cholesterol cao uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.
Loét dạ dày
Loét dạ dày có các triệu chứng như đau bụng, trào ngược axit và ợ hơi. Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm gây kích ứng như cay, chiên, chua… để tránh làm nặng thêm tổn thương niêm mạc dạ dày và chậm quá trình lành vết thương.
Sữa chứa hàm lượng canxi cao. Người bị loét dạ dày uống nhiều sữa sẽ kích thích tiết axit dạ dày, làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, cơn đau trầm trọng hơn, thậm chí gây chảy máu.

“Thầy bói” xem... lạm phát 2013

Liệu những dự báo về lạm phát thời điểm này có như thầy bói xem voi, khi năm ngoái, nhiều dự báo đã không đúng thực tế. 
Dự báo chỉ là... đoán mò
Mới đây, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng cũng đưa ra hai kịch bản cho lạm phát năm 2013 tương ứng với mức 7,24% và 11,2%. Một số chuyên gia kinh tế và quan chức cũng bày tỏ nhận định khó giữ mục tiêu lạm phát 2013 ở mức 6,8% như năm 2012. 
Thẳng thắn nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Những chuyện dự báo hiện nay chỉ là đoán mò, điều quan trọng là chính sách của Nhà nước sẽ điều chỉnh ra sao trong năm tới, nhất là chính sách tiền tệ". 
“Doanh nghiệp đã chết hàng loạt, hàng chục vạn đang không biết sống chết ra sao, cả nền kinh tế đang khát vốn, nếu Chính phủ không giải quyết, các ngân hàng thương mại cứ hoạt động vô kỷ luật như hiện nay không biết nền kinh tế Việt Nam phát triển thế nào”, ông Thành nói. 
Theo ông Thành, việc đoán chỉ số CPI, lạm phát hiện nay chỉ là thầy bói xem voi, không đem lại lợi ích cho nền kinh tế và người lao động. Dự báo giá tiêu dùng sang năm tùy thuộc rất nhiều điều kiện phát triển của nền kinh tế với rất nhiều tác nhân. 
"Chính phủ phải có nhiệm vụ ngồi lại xem cái gì làm được, cái gì chưa được để làm cho đời sống nhân dân tốt hơn. Năm vừa rồi, cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc, đầu năm, giữa năm, cuối năm, các chỉ số phát triển kinh tế liên tục bị điều chỉnh, chính người quản lý Nhà nước không biết nền kinh tế đi đâu về đâu. Họp Quốc hội, Quốc hội yêu cầu phải đảm bảo nhưng Chính phủ không có chính sách thực sự tạo cho nền kinh tế phát triển bền vững", ông Thành nói. 
Bình luận về mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm tới, ông Thành đưa quan điểm: "Ưu tiên kiềm chế lạm phát nhưng giết chết hàng loạt doanh nghiệp thì không nên. DN chết hết, không còn hoạt động, người dân không có việc làm, lạm phát bằng 0 cũng không còn ý nghĩa. Chính phủ phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân có công ăn việc làm, tạo điều kiện cho nông nghiệp, là ngành thế mạnh bấy lâu của đất nước được phát triển. Hiện chưa thấy Nhà nước có đường lối, chính sách, cơ chế rõ ràng để làm việc đó. 
Làm gì kiềm chế lạm phát?
Tuy nhiên, có cách nhìn nhận khác, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm ủng hộ mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013. 
Y tế, giáo dục được coi là "thủ phạm" chính của lạm phát năm qua.
 Y tế, giáo dục được coi là "thủ phạm" chính của lạm phát năm qua.

Không đưa ra con số dự báo cụ thể, ông Doanh cho rằng, năm tới Chính phủ cố gắng giảm nữa nhưng giảm được nữa hay không tùy thuộc vào chính sách tiền tệ và tín dụng. Chính phủ có xu hướng nới rộng khả năng cấp tín dụng nên cần xem xét rất thận trọng. Nếu Chính phủ tăng cấp tín dụng, rất có thể lạm phát lại tăng. 
Theo ông Doanh, trong năm tới, kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu cần được ưu tiên như kế hoạch của Chính phủ vì nếu kiềm chế lạm phát tốt sẽ giúp các vấn đề liên quan đến giá trị đồng tiền, tỷ giá và rất nhiều các lĩnh vực khác. Thế nên, tất cả các nước khác đều đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát và năm tới, Chính phủ coi kiềm chế lạm phát là mục tiêu trọng tâm là đúng.
Ông Doanh cũng bày tỏ hy vọng 2013 sẽ không lập lại kịch bản giống như giá ngành y tế, giáo dục tăng vọt trong 2012 vừa qua. “Tôi hy vọng Chính phủ tập trung vào chính sách tiền tệ và tín dụng thận trọng”, ông Doanh nói. 
Về vấn đề lãi suất, nếu lạm phát giảm, lãi suất nên tiếp tục giảm theo lạm phát nhưng chỉ theo khi lạm phát đã giảm xuống mức tương đối chắc chắn để tránh giảm lãi suất rồi lạm phát lại tăng lên dẫn đến lãi suất lai phải tăng trở lại. 
Dự báo về giá lương thực phẩm 2013, ông Doanh cho rằng sẽ không tăng lớn, nếu giá thế giới không tăng, hy vọng giá lương thực thực phẩm của Việt Nam sẽ giữ ổn định, Nhà nước hoạt động tốt, điều hành tốt thị trường để tránh việc giá cả tăng cao.
Nhân bàn về việc kiềm chế lạm phát, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng nêu quan điểm Chính phủ cần cân nhắc giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát năm tới với những mục tiêu như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm của người lao động. Trong đó, ưu tiên vào phát triển những ngành là thế mạnh của đất nước là nông nghiệp và xuất khẩu. 

Nhân viên FPT và những “điếu văn” dị thường, gây sốc

(Kiến Thức) - Vui vẻ, hài hước, hóm hỉnh, thân thiết... là những tính từ để nói về văn hóa doanh nghiệp kỳ cục và độc đáo ở Tập đoàn FPT.

Viết "cáo phó" tiễn sếp... lên chức

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.