Những loại thực phẩm tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa rất nhiều đường

Nhiều loại thực phẩm mọi người lầm tưởng rằng nó tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết chế biến và chọn lựa thì chúng vẫn chứa rất nhiều đường không tốt cho cơ thể.

Ngoài việc thường xuyên ăn bánh ngọt hoặc kẹo, nhiều người có thể nghĩ rằng bản thân đã có một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng đường ẩn nấp ở nhiều thực phẩm hơn là những thứ rõ ràng như thanh kẹo hay miếng bánh.
Trong thực tế, một số đồ ăn được cho là bổ dưỡng nhưng lại được đóng gói với lượng đường đủ để đáp ứng nhu cầu của một người vô cùng hảo ngọt.
SugarScience, một sáng kiến mới của Đại học California, San Francisco, cùng với một danh sách dài các bộ phận y tế hợp tác trên cả nước, đang làm việc để phổ biến rõ hơn cho người tiêu dùng về đường. Thông tin trên trang này xuất phát từ 8.000 tài liệu nghiên cứu và cảnh báo về nguy cơ tiêu thụ quá nhiều đường, bao gồm bệnh gan, bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Khi nói đến sử dụng đường, càng ít thì càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ tối đa 25 gram đường (hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày. Với một người Mỹ trung bình dùng hơn 19 muỗng cà phê mỗi ngày.
Giới hạn được đề xuất hoàn toàn không phải là một mục tiêu khó đạt được, vì hầu hết chúng ta đều tiêu thụ lượng đường nhiều gấp 3 lần so với những gì được khuyến nghị, chuyên gia dinh dưỡng Julie Upton nói.
Không phải loại thực phẩm nào cũng thể hiện rõ ràng lượng đường nó đang có mà còn những thứ lén lút mang đường vào cơ thể mà mọi người nên tránh.
Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm chứa rất nhiều đường. Một số loại thậm chí có nhiều đường hơn cả đồ ăn vặt và một số loại có chất béo và hương vị có thể chứa tới 29 gram đường mỗi khẩu phần.
Nhung loai thuc pham tuong tot cho suc khoe nhung lai chua rat nhieu duong
 

Điều đó không có nghĩa là nhất thiết phải loại bỏ sữa chua ra khỏi chế độ ăn uống. Khi mua mọi người nên tránh các loại có hương vị và chất béo, vì những loại đó có xu hướng có nhiều đường hơn sữa chua thường.

Hãy tìm những thương hiệu có không quá 20 gram đường cho mỗi hộp, Joy Bauer, chuyên gia dinh dưỡng của NBC Today Show và là người sáng lập Nourish Snacks cho biết.

Bauer khuyên nên mua sữa chua nguyên chất và ăn kèm với trái cây tươi xắt nhỏ, hoặc thêm một muỗng đường, mật ong, xi-rô để kiểm soát lượng chất ngọt được thêm vào.

Ngũ cốc tổng hợp (granola)

Rắc granola lên trên sữa chua nguyên chất thực sự có thể khiến cơ thể nạp thêm đường. Một nửa cốc có tới hơn 12 gram. Các thanh granola nguyên bản, không có hương vị là tốt nhất, nhưng không nên sử dụng nhiều mà hãy giữ ở mức 6 gram. Nếu thực sự muốn dùng thực phẩm giòn, hãy thay thế granola bằng các loại hạt giàu protein, giống như một nắm hạnh nhân.

Nước tăng lực và nước ép trái cây

Hãy suy nghĩ kĩ trước khi uống nước tăng lực sau khi tập luyện mệt mỏi. Chỉ cần một chai nước tăng lực đã tương đương với 5 muỗng cà phê đường, theo Đại học Harvard cho biết.

Nhung loai thuc pham tuong tot cho suc khoe nhung lai chua rat nhieu duong-Hinh-2
 

Nước cam thậm chí còn tệ hơn, chứa tới 10 muỗng cà phê, giống như một lon soda. Hãy làm dịu cơn khát bằng nước lọc thông thường. Nếu không sẵn sàng từ bỏ nước trái cây, Bauer đề nghị dùng nước khoáng seltzer để giảm lượng đường tự nhiên xuống 50%.

Salad

Bản thân món salad có thể tốt cho sức khỏe, miễn là nó có nhiều loại rau khác nhau, nhưng nó cũng lặng lẽ nạp thêm đường vào cơ thể. Một muỗng canh nước sốt salad Ý có 2 gram và sốt thousand island không béo có một lượng lớn 6 gram đường.

Xốt cà chua

Mặc dù nó không phải là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng việc thêm một chút sốt cà chua vào bữa ăn không hề vô hại như mọi người đã nghĩ. Chỉ cần một muỗng canh đã tương đương một muỗng cà phê đường. Đó là 1/6 lượng được phân bổ hàng ngày. 
Nhung loai thuc pham tuong tot cho suc khoe nhung lai chua rat nhieu duong-Hinh-3
 
Điều này có nghĩa là mọi người nên từ bỏ đường hoàn toàn? Không cần phải hoảng sợ vì vẫn ổn để thưởng thức các món ngọt và thực phẩm mang đường tự nhiên (với một lượng nhỏ bổ sung). Người tiêu dùng nên đọc nhãn thực phẩm và theo dõi số lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày, Upton nói.
Cô cũng khuyên nên tránh các thực phẩm có hương vị và thực phẩm chế biến, vốn nổi tiếng với việc chứa rất nhiều đường. Điều quan trọng là hạn chế cả lượng đường mà mọi người ăn và tần suất ăn nó, nhà dinh dưỡng học RochelleSirota nói thêm.
Và Upton đề nghị người dùng nên học cách nhận ra những cái tên khác, đôi khi gây khó hiểu để thêm chất làm ngọt, trong đó bao gồm những từ như nước mía bốc hơi và dextrin. Đây là một trong những loại chất ngọt được liệt kê hàng đầu, cô nói.

Không nên uống nước sau khi ăn những thực phẩm này

Chúng ta không nên uống nước sau khi đã ăn một số thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, cam, dứa, bưởi…
 

Cơ thể bạn cần một mức độ pH nhất định để tiêu hóa đồ ăn. Độ pH này bị phá vỡ nếu bạn uống nước sau khi ăn những thực phẩm chứa nhiều nước. Điều này là do quá nhiều nước sẽ làm loãng độ pH của hệ tiêu hóa, dẫn tới tiêu hóa kém. Do sự xuất hiện của chất xơ và nước, các loại quả như đu đủ và dưa được khuyên không dùng khi đang đói, vì chúng làm loãng độ pH của hệ tiêu hóa.

Dân văn phòng ăn ngay những thực phẩm này để ngăn ngừa bệnh tật

Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và ngăn chặn tác hại bức xạ từ máy tính, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Nếu bạn là dân văn phòng, bên cạnh việc phải thường xuyên vận động để xương khớp được linh hoạt, uống nhiều nước lọc để cung cấp độ ẩm cho da thì phải ăn nhiều những thực phẩm bổ dưỡng dưới đây để đảm bảo sức khỏe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.