Những chiêu giúp bạn thoát thân khi bị bóng đè

Bóng đè là cảm giác như bị ai đó trói chân tay không thể cử động, không thể gào thét, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, người yếu bóng vía, bị ám ảnh tâm linh bởi những điều thiếu khoa học.

Bóng đè có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, xuất hiện ở những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở… Tình trạng này khiến cơ thể rơi vào trạng thái nửa ngủ, nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể khiến cơ thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thân cố gắng dùng sức thế nào đều không thể mở mắt ra hoặc lật mình trở dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó. Sau một lúc giãy giụa, cuối cùng mới tỉnh lại được.
Một báo cáo năm 2011 tổng hợp kết quả của 35 nghiên cứu trên 36.000 người cho thấy, 7,6% dân số bị tê liệt trong lúc ngủ hay bị bóng đè. Những người này thường là những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ và những người mắc chứng rối loạn tâm thần, hay lo lắng và trầm cảm.
Các nhà khoa học cho rằng: “Khi trải qua cơn bóng đè sẽ cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ như chiếm cứ phần thân xác điều khiển họ. Chúng tôi cũng đang hướng tới cách giải thích và phát triển theo con đường nghiên cứu về thể xác và linh hồn, trong đó họ cho rằng khi ngủ là lúc phần linh hồn có xu hướng bị yếu. Do đó cần có một tinh thần khỏe mạnh bằng việc quan tâm hơn đến tín ngưỡng và sự tu dưỡng”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
1. Co duỗi ngón chân, nắm chặt bàn tay
Thử co duỗi tứ chi, chẳng hạn như ngón tay và ngón chân. Bởi vì phần lớn triệu chứng liệt thân khi ngủ là ảnh hưởng phần bụng, phần ngực, cổ họng. Vậy nên nếu như bạn tập trung sự chú ý ở ngón chân, và thử co duỗi nó, rất có thể sẽ đánh thức bạn.
2. Co giật mặt
Một biện pháp rất hữu hiệu là sau khi ý thức được bản thân rơi vào trạng thái liệt thân khi ngủ, thì hãy co giật mặt của mình, thông thường làm 2, 3 lần như vậy thì sẽ có thể tỉnh lại.
3. Tự mình nhắc nhở chính mình
Khi bạn cảm thấy bị liệt thân khi ngủ, hãy thả lỏng người trước, rồi nói với bản thân mình “đây là bị bóng đè, sẽ không có chuyện gì đâu”. Như vậy có khả năng sẽ tỉnh lại được nhanh chóng hơn là phản ứng kịch liệt.
4. Tập trung hít thở
Bởi vì hơi thở ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể, sẽ không tê dại giống như các cơ thịt của cánh tay, phần ngực, phần chân. Vậy nên nếu như bạn có thể kiểm soát hơi thở vững chắc thì cảm giác sợ hãi sẽ dần mất đi.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ cùng giường
Nếu như có người ngủ chung với bạn, hãy nói với họ về trạng thái mà bạn hay gặp phải khi ngủ. Có thể dặn dò họ rằng: “hễ nhìn thấy tôi trong tình trạng khó thở và nhịp thở không đều, ú ớ mà không cựa quậy được, thì hãy gọi tôi dậy”.
6. Không nên phản kháng
Khi bạn cảm thấy bản thân bị đè lại, không thể động đậy được, thì đừng nên phản kháng, nếu không tình trạng có thể trở nên nguy kịch hơn.
7. Lợi dụng tiếng ho
Dùng sự biến đổi của âm thanh, ví như hơi thở, tiếng ho để đánh thức bản thân. Bởi vì loại hành vi này là chịu sự kiếm soát của thần kinh thực vật, dù cho trong lúc ngủ cũng có thể điều tiết một cách có ý thức.
8. Tìm kiếm dũng khí từ tinh thần
Đối với rất nhiều người, đã gửi gắm tinh thần mình nơi tín ngưỡng. Vậy nên, khi gặp phải tình huống này, họ có thể liên tưởng đến hòa bình, sự an toàn sẽ rất mau đã tỉnh lại.
9. Lập ra kế hoạch
Bạn cần phải lập ra kế hoạch, giống như kế hoạch chạy trốn khỏi hỏa hoạn vậy, điều này sẽ giúp cho ý thức của bạn mạnh mẽ hơn. Khi gặp bóng đè bạn sẽ không còn bối rối phải hành động ra sao, không cần phải loay hoay tìm cách cân bằng lại trạng thái.
Nên nhớ rằng, sau khi bị bóng đè thì cần tức khắc xuống giường, mở đèn, rồi rửa mặt bằng nước lạnh. Vì nếu như lại ngủ tiếp, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái đó một lần nữa. Các bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, cơ thể luôn khỏe mạnh và thư giãn thì bóng đè sẽ không có cơ hội tìm đến để quấy rầy giấc ngủ của bạn nữa.

Giải đáp những bí ấn về hiện tượng bóng đè

Hiện tượng bóng đè không ai là chưa từng trải qua một lần trong đời hoặc có những người không hề biết mình đã trải qua.

Cảm giác như vừa "chết đi sống lại" Hầu hết cảm nhận của những người đã từng trải qua hiện tượng bóng đè là như vừa "sống lại từ cõi chết". Khi mà tâm trí thì nhận biết được mọi thứ xung quanh nhưng cơ thể bị đè chặt, không cử động được và đành phó mặc cho "một cái bóng" cứ thế "nhập" vào người. Việc bị bóng đè khá đáng sợ khi mà cơ thể không thể nhúc nhích trong khi nguy hiểm từ ảo ảnh đang tới gần khiến những người bị bóng đè thường có cảm giác hoảng sợ và nhịp tim đập nhanh hơn. Bóng đè đáng sợ hơn cả ác mộng Theo Sức khỏe cộng đồng, bộ não khi ngủ sẽ tạo nên một cơ chế để cơ thể thả lỏng và gần như đi vào trạng thái tê liệt. Hiện tượng này được gọi là Atonia. Theo các nhà khoa học cho hay, Atonia có công dụng ngăn chặn tay chân hành động giống trong giấc mơ để bảo vệ cơ thể khỏi bị thương khi bạn đang ngủ. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị rối loạn Atonia thì cơ thể sẽ bị mất kiểm soát dẫn tới hiện tượng mộng du, lúc đó cơ thể bạn hoạt động nhưng đầu óc lại đang ngủ. Chính điều này khiến cơ thể bạn không thể nhớ nổi khi mộng du bạn đã làm những gì, ở đâu. Ngược lại, khi ở trạng thái bị bóng đè thì cơ thể bạn đang đi vào lúc Atonia hoạt động trong não và mắt nhưng chân tay cơ thể không thể cử động được. Lúc này bạn sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở từ khoảng 20 giây đến 1 phút.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Bóng đè và ảo giác có liên quan đến nhau Trong giấc mơ hay ác mộng, hình ảnh được hình thành khi mắt bạn đóng lại và trong cơ chế ngủ sâu nên bạn sẽ cảm nhận được đó chỉ là mơ. Ngược lại, khi bị bóng đè sẽ xuất hiện những ảo ảnh giống như trong giấc mơ, tuy nhiên vì lúc này mắt bạn đang mở to nên sẽ tạo cảm giác như bạn đang nhìn thấy hình ảnh đó thật. Khoa học gọi đây là hiện tượng ảo giác về thính và thị giác, vì thế người bị bóng đè luôn bị ám ảnh bởi một điều gì đó bí ẩn và đáng sợ nơi căn phòng mình đang ngủ. Không thể cử động khi bị bóng đè? Một số người từng bị bóng đè nói rằng họ chỉ có thể nhúc nhích ngón tay hoặc ú ớ từ trong họng để cầu cứu chứ không thể cử động được hoàn toàn. Điều này được lý giải bởi hiện tượng Atonia ở trên. Những gì người bị bóng đè có thể làm lúc này là tự chờ cho cơn ảo ảnh này qua đi hoặc may mắn người ngủ cạnh bên thức dậy giúp bạn. Bóng đè là hiện tượng tự nhiên mà bất kì ai cũng có thể phải trải qua Nguy cơ bị bóng đè có thể tìm tới bất kỳ ai trong đời và mức độ nghiêm trọng của việc này với mỗi người là một khác nhau. Mỗi người sẽ có một "trải nghiệm" bóng đè khác nhau nhưng theo nghiên cứu thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra với những người có tiền sử bệnh tâm thần hơn những người bình thường. Nguyên nhân nào khiến dẫn tới hiện tượng bóng đè? Theo các nhà khoa học thì khi cơ thể càng mệt mỏi thì khả năng bạn gặp bóng đè càng cao do rối loạn giấc ngủ. Đó cũng chỉ là một trong những nhân tố tạo nên hiện tượng cực đoan này, ngoài ra còn có những yếu tố tác động như gen di truyền, sử dụng thuốc,... tạo nên ảo ảnh. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể dẫn hiện tượng này tới với chúng ta thì cho tới nay vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Nhiều người đã đổ lỗi cho các hiện tượng ma mị, yêu tinh,...là nguyên nhân của bóng đè. Có rất nhiều truyền thuyết trên thế giới đã giải thích cho nguyên nhân của bóng đè với nhiều câu chuyện ma mị, bí ẩn đầy hấp dẫn. Thậm chí, trong bức tranh Phục Hưng nổi tiếng của họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fuseli được cho là lấy cảm hứng từ những trải nghiệm về những giấc mơ siêu nhiên vào thời bấy giờ. Một số tài liệu về bóng đè trong văn bản y tế Ba Tư từ thế kỷ thứ 10 cho biết hay trước đây có một bác sĩ Hà Lan là người đầu tiên quan sát lâm sàng hiện tượng bóng đè ở một người phụ nữ 50 tuổi. Tuy nhiên, lúc đó họ lại chẩn đoán căn bệnh này là “ác mộng”. Cho đến tận thế kỷ thứ 19, hiện tượng bóng đè vẫn được người ta giải thích bằng nguyên nhân là những yếu tố tâm linh gây ra. Bóng đè không gây nguy hiểm đến tính mạng con người? Theo các nhà nghiên cứu thì hiện tượng bóng đè thực chất là không nguy hiểm cho cơ thể và chưa có trường hợp nào tử vong do hiện tượng bóng đè. Chính sự lý giải nguyên nhân của hiện tượng này đang được thêu dệt và làm cho ngày càng bí ẩn khiến nó trở nên đang sợ hơn bao giờ hết, trở thành nỗi ám ảnh của những người đã từng 1 lần bị bóng đè. Chỉ cần nghỉ ngơi điều độ, đúng mực sẽ giúp có một giấc ngủ ổn định. Nếu gặp trường hợp rối loạn giấc ngủ, bạn có thể tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và điều trị nếu có bệnh.

Trong phòng ngủ kiêng kỵ để những đồ vật này

Không nên đặt di ảnh người đã mất trong phòng ngủ vì dễ khiến cho gia chủ mộng mị, bóng đè, không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ.

Trong phong ngu kieng ky de nhung do vat nay
Phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng, vì vậy, những đồ vật cấm kỵ không được để trong phòng ngủ dưới đây nên tránh để trong phòng ngủ.

Những nguyên tắc cơ bản để sống lâu trăm tuổi

Một cơ thể khỏe mạnh và sống lâu trăm tuổi là điều mà ai cũng ao ước, do đó hãy áp dụng những nguyên tắc cơ bản sau đây để kéo dài tuổi thọ của bản thân mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.