Những bệnh nguy hiểm dễ gặp khi bổ sung canxi

(Kiến Thức) - Việc bổ sung canxi không cẩn thận có thể khiến các bệnh tim mạch, huyết áp, sỏi thận... thêm trầm trọng.

Canxi là một nguyên tố vi lượng tốt cho sức khoẻ. Thế nhưng, ở một số bệnh lý thường gặp như tim mạch, huyết áp, thận... thì việc bổ sung canxi không cẩn thận có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc gây ngộ độc, nguy hiểm cho tính mạng. 
Dễ tạo sỏi nếu thận yếu
Canxi là một nguyên tố vi lượng rất tốt cho xương. Vì vậy, không chỉ những người còi xương, loãng xương mới bổ sung canxi mà trẻ em, người già thường dùng canxi để để giúp xương phát triển, chắc khoẻ... Việc bổ sung canxi hợp lý rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu đang gặp trục trặc vì bệnh thận thì canxi lại là thứ không hoàn hảo. 
Lý do là vì canxi có thể làm tăng gánh nặng cho thận và có thể tạo thành sỏi ở những đối tượng này. Thận là cơ quan duy nhất đào thải phần lớn các chất thải với công suất lớn. Liều dùng canxi ở người khoẻ mạnh có thể là bình thường và thận chịu đựng được nhưng đó là thận khoẻ. Còn khi thận bị bệnh, canxi sẽ làm thận rắc rối. Thường thì thận bị quá tải trong trường hợp này và dễ tạo sỏi.
Nhung benh nguy hiem de gap khi bo sung canxi
 Ảnh minh họa.
Gây nguy hiểm đến tim mạch, huyết áp
Nhiều người, đặc biệt người già bị bệnh tim mạch, huyết áp nhưng không biết hoặc thiếu lưu ý vẫn bổ sung canxi để xương chắc khoẻ mà không biết nó gây tác hại lên bệnh, làm khó kiểm soát các bệnh tim mạch. Bởi các bệnh tim mạch nhạy cảm với canxi như tăng huyết áp, suy tim đang điều trị rất dễ bị ảnh hưởng bởi canxi. Lý do đó là vì nồng độ canxi cao hơn bình thường ở trong máu có thể làm tăng co mạch, một tác nhân gây tăng huyết áp. Đặc biệt, canxi có thể làm cường thêm tác dụng của thuốc cường tim nên có thể gây ra ngộ độc gần như quá liều vậy.
Do đó, với những người đang điều trị bệnh tim mạch, huyết áp thì tốt nhất không nên bổ sung canxi trước mắt. Vì khi nồng độ canxi quá cao có thể gây tác hại. Mà chúng ta lại rất khó kiểm soát thế nào là nồng độ canxi không quá cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh tim mạch, huyết áp đang bị các bệnh lý cấp tính do thiếu canxi như loãng xương nặng thì cần điều trị. Khi đó nhất thiết phải có sự theo dõi của bác sĩ tim mạch, xương khớp khi điều trị phối hợp nhiều bệnh thế này.
Vitamin D: “Cặp bài trùng không thể thiếu 
Việc dùng canxi mà không bổ sung vitamin D là một cách dùng thiếu hiểu biết nhất. Vì canxi và vitamin D gần như là cặp bài trùng không thể thiếu. Nếu như uống canxi mà không dùng thêm vitamin D thì chẳng khác nào mới đưa canxi vào trong ruột, nhưng canxi lại chưa thể vào máu và vào xương. Bởi lẽ vitamin D giúp chuyên chở canxi tới màng ruột và giúp ruột hấp thụ canxi nhiều hơn. Lại do vitamin D giúp canxi đi vào xương nhanh chóng nên hiệu quả điều trị nhanh đạt được hơn. Vì vậy, tốt nhất khi bổ sung canxi nên chọn mua viên uống canxi có bổ sung vitamin D đi kèm. Còn nếu không, không còn cách nào khác là phải dùng thêm viên dầu bổ sung vitamin D hoặc sử dụng nhiều hơn nữa các thực phẩm có chứa vitamin D.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên uống canxi vào buổi tối vì dễ gây kích thích, hồi hộp và khó ngủ. Tốt nhất là nên uống canxi gần bữa ăn hoặc trong bữa ăn để canxi dễ được đưa vào máu. Tránh dùng canxi với nước hoa quả vì nước hoa quả làm canxi trở nên khó hấp thu hơn.

Thai nhi còi cọc vì mẹ bổ sung canxi quá nhiều

(Kiến Thức) - Mẹ tăng gần 20 kg nhưng em bé trong bụng lại bé hơn so với tuổi thai. Nguyên nhân là mẹ bổ sung canxi quá nhiều. 

Chị Nguyễn Thị H. (28 tuổi ở Hải Dương), có thai hơn 7 tháng, mẹ tăng gần 20kg nhưng bác sĩ lại kết luận thai nhỏ hơn so với độ tuổi. Nguyên nhân là do chị nghe nói, canxi tốt cho sự phát triển của thai nhi nên ngoài uống sữa đã có bổ sung canxi, chị còn dùng nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao như cua, pho mai... và đặc biệt là uống thêm canxi dạng thực phẩm chức năng. Chính việc mẹ bổ sung canxi nhiều đã khiến nhau thai bị canxi hóa sớm và không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai.
Thai nhi coi coc vi me bo sung canxi qua nhieu
 Ảnh minh họa.

Tác dụng của quả roi với sức khỏe lớn bất ngờ

Ngăn ngừa ung thư, chống tiểu đường và nhiễm trùng, chữa đầy hơi, tiêu chảy... chỉ là một vài trong rất nhiều tác dụng của quả roi với sức khỏe.

Tác dụng của quả roi vói súc khỏe lón bát ngò
Điều trị tiểu đường. Theo The Health Site, một trong những tác dụng của quả roi tuyệt vời nhất là kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. Vì thế nó tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.