Nhổ răng khôn có thể gặp những nguy hiểm gì?

Vị trí mọc và tư thế mọc của răng hàm số 8 (răng khôn) khá phức tạp nên nhiều người lo lắng không biếtnhổ răng này gặp những nguy hiểm gì?

Theo các bác sĩ, răng số 8 (răng khôn) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Chiếc răng này thường dễ bị mọc lệch, chèn ép các răng khác hoặc gây nhiễm trùng, đau nhức nên đôi khi nha sĩ thường khuyên nhổ bỏ.
Những bệnh lý do răng số 8:
- Răng khôn mọc lệch, mọc sai vị trí thường kèm theo các triệu chứng sưng lợi, nướu, đau buốt và cứng hàm do răng không đủ khoảng trống đểmọc lên nên bị kẹt một phần hoặc toàn bộ trong xương hàm.
- Răng số 8 bị mọc kẹt dễ gây bệnh lý lợi trùm.
- Khi mọc kẹt, lợi trùm, thức ăn bị đọng lại góc lợi khó được lấy ra nên dễ gây sâu răng hàm số 7.
- Vùng lợi trùm xung quanh răng khôn dễ bị sưng đau, nhiễm trùng do thức ăn giắt vào khó được lấy ra dễ gây sưng đau, nhiễm trùng.
- Nếu răng khôn mọc ngang, mọc lệch cũng sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước, gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng.
Một số chú ý khi nhổ răng số 8:
- Chỉ khi mọc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ mới chỉ định nhổ răng số 8.
- Nhổ răng khôn mọc lệch cần được thực hiện bởi nha sỹ giàu kinh nghiệm vì rất dễ gây các biến chứng, nhất là khi răng số 8 có vị trí mọc đặc biệt, khó điều trị.
- Biến chứng cơ bản sau khi nhổ răng số 8 thường là: Chảy máu nhiều và đau nhức kéo dài.
- Nhổ răng khôn mọc lệch không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn số 8:
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
- Trong vòng 24 tiếng, tránh súc miệng, tránh nhổ nước miếng, tránh uống các đồ uống nóng để tránh làm mất cục máu đông đã hình thành trong huyệt răng để vết thương nhanh lành.
- Sau khi nhổ răng khoảng 24 giờ có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước súc miệng diệt khuẩn, nước muối ấm để sát khuẩn
- Ăn thức ăn mềm, lỏng trong khoảng vài ngày.
- Tránh các hoạt động thể chất và tập thể dục quá sức trong vài ngày
- Không hút thuốc lá, rượu bia trong thời gian mới nhổ răng.

Rùng mình xem quy trình nhổ răng khôn hiểm hóc

(Kiến Thức) - Những hình ảnh của quy trình nhổ răng luôn khiến người xem phải rùng mình ghê sợ.

Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc
 Răng khôn là tên thường được gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba. Răng thường xuất hiện trên khung hàm từ 16 - 25 tuổi, gây ra các cơn đau và biến chứng với các mức độ khác nhau. Theo nghiên cứu có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời về sau. Ảnh: nhakhoahoanmy
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-2
 Lý do là răng khôn thường mọc vào vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã chật. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi… cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe. Ảnh: nhakhoaocare
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-3
Nói đến nhổ răng hầu hết mọi người đều sợ đau. Ngày nay, dù đã sự hỗ trợ của máy móc và thuốc giảm đau, nhổ răng không còn đau như trước. Tuy nhiên, khi xem cận cảnh quy trình nhổ răng, chắc chắc không ít người phải rùng mình ghê sợ. Ảnh: nhakhoaninhkieu 
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-4
Viêm lợi trùm là một bệnh lý thường xảy ra đối với người đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, có khi phát sốt tới vài ngày. Trong trường hợp lợi trùm răng khôn mà răng khôn mọc ở vị trí thẳng hàng so với các răng khác thì chỉ chỉ cần cắt bỏ phần lợi trùm. Ảnh: phongkhamnhakhoa. 
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-5
 Để cắt lợi trùm, bác sĩ phải bơm rửa, sát trùng, gây tê tại chỗ. Sau đó bóc tách toàn bộ mặt nhai răng 8. Dùng panh kẹp đúng điểm giữa bờ lợi trùm để cố định lợi trùm không di động khi cắt. Kết thúc bác sĩ khâu phục hồi bằng mũi khâu treo nhằm tạo bám dính mới ở mặt xa răng 8. Ảnh: nhakhoa
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-6
 Với những chiếc răng khôn mọc lệch má, lệch 45 độ hay 90 độ, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Nhổ răng khôn mọc lệch là một cuộc tiểu phẫu đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây mê. Ảnh: nhakhoadangluu
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-7
 Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tách nướu, nhổ hết chân răng đảm bảo không làm gãy hoặc sót lại. Vết rạch nướu được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ nha khoa tự tiêu. Sau khi quy trình nhổ răng hoàn tất và thuốc tê hết tác dụng sau 24 giờ có thể bạn sẽ còn cảm giác hơi nhức. Ảnh: youtube
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-8
Với trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, bệnh nhân phải trải qua cuộc tiểu phẫu mở nướu để nhổ. Sau đó đóng vạt nướu lại là có thể hoàn tất điều trị. Tuy nhiên, nếu răng mọc sâu bên trong và lệch, chéo thì việc phẫu thuật khá phức tạp. Ảnh: media 

4 thời điểm bạn sẽ gặp nguy hiểm khi nhổ răng

Nếu bạn cần loại bỏ một vài chiếc răng, tốt nhất nên tránh những thời điểm nhạy cảm dưới đây nếu không muốn gặp nguy hiểm khi nhổ răng.

4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang
ThS.BS Nguyễn Vũ Trung, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Hà Đông khuyến cáo không nên loại bỏ răng ở những thời điểm sau để tránh gặp những nguy hiểm khi nhổ răng
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-2
 1. Khi mới ốm dậy. Theo BS Trung, khi đang ốm hay vừa mới ốm dậy không nên đi nhổ răng vì sức đề kháng không tốt, khả năng đông máu của cơ thể kém, khiến việc cầm máu mất nhiều thời gian. Khả năng phục hồi cũng rất kém sau những tổn thương. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-3
 Trong khi đó, nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Người đang ốm hay mới ốm dậy không có đủ sức khỏe để chống chọi được sự đau đớn sau khi răng được lấy ra khỏi tổ chức rắn chắc của nó. Việc nhổ răng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung. Khi nhổ răng thường gây chảy máu, sưng, viêm sốt. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-4
 Nếu thực hiện nhổ răng số 8 khi ốm hay mới ốm dậy thì càng nguy hiểm hơn. Bởi sẽ gây nhiều biến chứng như viêm, lâu lành vết thương, không cầm được máu, thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt, nguy hiểm tính mạng khi không can thiệp kịp thời. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-5
 2. Răng đang bị viêm. ThS.BS Nguyễn Vũ Trung cho biết, cần tránh đi nhổ răng trong những thời điểm khi răng đang viêm. Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-6
 Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-7
3. Giai đoạn kinh nguyệt. Ngày “đèn đỏ” nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao, gây sưng, viêm nướu, ảnh hưởng lớn đến việc khám và chẩn đoán bệnh răng miệng của nha sĩ. Thường các bác sĩ sẽ từ chối thực hiện các hoạt động điều trị như mài răng, nhổ răng, niềng răng…  
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-8
 Nếu tiến hành nhổ răng sẽ đau đớn gấp nhiều lần so với bình thường, vết thương sẽ bị viêm, chảy máu nhiều, thậm chí không cầm được máu. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-9
4. Phụ nữ mang thai. Những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến thai nhi.  
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-10
 Theo lý giải của các chuyên gia nha khoa, có một số trường hợp chảy máu kéo dài sau nhổ răng là do nhổ răng cho những người mắc bệnh máu như: Bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu; do rách nát phần mềm, vỡ xương ổ răng nhiều; do còn sót lại u hạt ở cuống răng đã nhổ. Sau nhổ răng chảy máu kéo dài cần phải thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ để phát hiện nguyên nhân gây chảy máu kéo dài. 
4 thoi diem ban se gap nguy hiem khi nho rang-Hinh-11
Nếu do còn sót u hạt thì nạo huyệt ổ răng lấy hết u hạt, rửa sạch ổ răng và cho cắn gạc theo dõi. Nếu nhổ răng cho những bệnh nhân bị bệnh máu thì cần rửa sạch ổ răng, cầm máu bằng miếng gelaspen, nhét gạc tẩm iodofoc và cố định hàm. Sau đó kết hợp với chuyên khoa huyết học, xác định các yếu tố đông máu và điều trị theo chẩn đoán. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.