Nho khô và thứ này là "kẻ thù" tự nhiên, chớ dại ăn cùng

Tết đến xuân về, ai ai cũng phải sắm đồ tết để mời khách. Nho khô là một món ăn cực kỳ quen thuộc được nhiều người sử dụng.

Ăn nho khô một cách điều độ thì chúng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, dễ ăn và có thể bổ sung vào các món ăn trong chế độ ăn uống.

Nho khô là một nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và năng lượng dưới dạng calo và đường. Ăn nho khô giúp ngừa táo bón, thiếu máu... Nho khô là một loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn sô cô la và bánh kẹo.

Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của nho là cải thiện tiêu hóa. Ngoài việc chứa một lượng lớn chất xơ hỗ trợ táo bón, nho khô còn rất tốt cho nhu động ruột. Chất xơ trong nho khô có thể loại bỏ các độc tố và chất thải qua đường tiêu hóa.

Nho kho va thu nay la

Nho khô cũng là một nguồn hợp chất chống oxy hóa tốt. Chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống là rất cần thiết, vì chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Thương tổn do các gốc tự do chính là các yếu tố nguy cơ trong nhiều loại ung thư, phát triển các khối u, và quá trình lão hóa.

Dù chứa khá nhiều lợi ích nhưng nho khô lại có “kẻ thù” tự nhiên, không thể ăn cùng nhau ai cũng nên biết.

Nho khô ăn cùng hoặc ăn gần lúc với hải sản

Nho kho va thu nay la
Nho khô không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn không nên ăn nho khô chung với hải sản

Khi ăn hải sản mà ăn nho khô sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên do là bởi vì trong các loại quả này có chứa axit tannic, axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.

Sau khi ăn nho khô nhất định phải súc miệng, bởi vì trong nho có chứa nhiều chất đường nho lên men, có tính ăn mòn mạnh cho răng, dễ dẫn tới sâu răng.

Hướng dẫn rửa nho khô trước khi ăn khiến nhiều người giật mình

(Kiến Thức) - Các làm sạch nho khô như sau. Chuẩn bị một bát nước ấm, rắc thêm chút bột mì, ngâm nho khô vào khoảng 3-5 phút, sau đó lấy ra, rửa qua lại bằng tay và rửa sạch lại với nước lọc.

Nho khô là một trong những món ăn vặt mà nhiều người thích ăn. Ngoài việc ngon, chúng còn rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, phải làm sạch nho khô trước khi ăn. Bởi nho khô nhỏ và vỏ nhăn, có thể chứa trứng giun và một số vi khuẩn. Hãy ăn nho khô đúng cách để tránh mang bệnh vào người.
Mới đây, những người nông dân trồng cây ăn quả ở Tân Cương, Trung Quốc đã chia sẻ về cách ăn nho khô đúng, khiến nhiều người giật mình.

Lợi ích không ngờ khi ăn một vài quả nho khô mỗi ngày

(Kiến Thức) - Những quả nho khô nhỏ xíu có nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Đó là nguồn cung cấp chất xơ, sắt, canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Sau đây là tác dụng khi ăn vài quả nho khô mỗi ngày.

Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay

Điều trị chứng thiếu máu: Nho khô khá giàu sắt, do đó, giúp điều trị bệnh thiếu máu bằng cách cung cấp cho bạn các chất cần thiết đều đặn. Một lượng nho vừa phải mỗi ngày sẽ giúp bạn không bị thiếu sắt.

Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-2
Thúc đẩy sức khỏe tim mạch: Nho khô là nguồn tuyệt vời của chất chống ô xy hóa và dưỡng chất thực, vật ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim và đột quỵ. Theo Đại học Tim mạch Mỹ, tiêu thụ nho khô hằng ngày làm giảm huyết áp.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-3
Giúp giảm cân: Những trái nho khô siêu ít calo và có vị ngọt tự nhiên. Chúng cũng chứa chất xơ nên làm cơ thể cảm thấy no với một khẩu phần nhỏ. Vị ngọt của nho khô thỏa mãn vị giác của bạn. Nhờ đó, bạn có thể ăn nho để hỗ trợ quá trình ăn kiêng giảm cân. 
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-4
Cải thiện thị lực: Nho khô chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ích cho cơ thể của chúng ta theo một số cách khác nhau. Chất polyphenolic loại bỏ các gốc tự do hại cho thị lực và gây thoái hóa cơ mắt. Do đó, ăn nho khô mỗi ngày cải thiện tầm nhìn và sức khỏe tổng thể của thị lực.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-5
Giúp xương chắc khỏe: Nếu bạn đang phải vật lộn với những cơn đau khớp hoặc xương yếu, nho khô là lựa chọn phù hợp. Chúng chứa canxi tốt cho xương. Ăn nho khô tăng mật độ xương và cũng giảm nguy cơ viêm khớp, bệnh gút.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-6
Tiêu hóa tốt hơn: Nho khô rất giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng, tốt cho đường ruột. Ăn nho khô có thể giảm táo bón, giữ cho nhu động ruột trơn tru và đều đặn cũng như loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-7
Thải loại độc tố: Hàm lượng kali và magie trong nho khô giúp cơ thể thải độc tố và chất dịch có hại. Chúng cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, giảm các yếu tố có hại trong máu và các khí độc có thể gây ra nhiều vấn đề với nội tạng.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-8
Tăng cường miễn dịch: Nho khô chứa nhiều vitamin, khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của trái cây sấy khô giúp bạn tránh nguy cơ sốt, nhiễm trùng và nhiều loại bệnh tật.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-9
Tăng cường sức khỏe làn da: Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng trong nho khô như kẽm và vitamin C giúp giữ cho các tế bào da trẻ và trì hoãn quá trình lão hóa. Nho khô chứa resveratrol, một chất giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
Loi ich khong ngo khi an mot vai qua nho kho moi ngay-Hinh-10
Tốt cho răng miệng: Nho khô có chứa chất hóa chất thực vật có liên quan đến sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, hóa chất thực vật trong nho khô hỗ trợ răng và lợi khỏe mạnh bằng cách chống lại vi khuẩn trong miệng và làm giảm nguy cơ hư răng. Ảnh: Internet. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.