Nhật Bản giết hàng loạt cá voi để... nghiên cứu?

(Kiến Thức) - Với cái cớ "nghiên cứu", Nhật Bản công bố kế hoạch săn cá voi tại đảo Hokkaido, giết hại 51 con cá voi mũi nhọn trong 2 tháng.

Nhật Bản đã công bố kế hoạch săn cá voi Thái Bình Dương tại hòn đảo Hokkaido, giết hại 51 con cá voi mũi nhọn cho những thứ được mô tả như là “cuộc nghiên cứu” có mục đích. Đầu năm nay, Tòa án quốc tế đã cấm săn cá voi ở nam cực Nhật Bản.
Công nhân bán thịt cá voi có mỏ của Baird tại cảng Wada (Minamiboso, Tokyo, Nhật Bản ngày 28/6/2008). Ảnh: Reuters/Toru Hanai.
Công nhân bán thịt cá voi có mỏ của Baird tại cảng Wada (Minamiboso, Tokyo, Nhật Bản ngày 28/6/2008). Ảnh: Reuters/Toru Hanai.
Bốn tàu ra khơi từ thành phố Kushiro vào ngày chủ nhật vừa rồi cho chiến dịch săn bắt “dựa trên nghiên cứu” hàng năm của Nhật Bản- truyền thông địa phương đưa tin.
Hạm đội lên kế hoạch vây bắt 51 con cá voi mũi nhọn trong suốt hành trình và chuyến đi kéo dài đến cuối tháng Mười - cơ quan thủy sản Nhật Bản cho biết.
Chiến dịch này nhằm mục đích nghiên cứu cấu tạo dạ dày cá voi để khảo sát tác động của loài ăn thịt trong việc đánh bắt ven biển- tờ Japan Times cho hay. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường cho rằng “nghiên cứu” chỉ là hành động che đậy cho việc đánh bắt cá voi vì mục đích lợi nhuận thương mại.
Một miếng thái lát thịt cá voi được chụp ảnh trong nhà hàng ở làng Taiji, làng săn cá voi lâu đời nhất của Nhật Bản ngày 2/6/2008. Ảnh: Reuters / Issei Kato.
Một miếng thái lát thịt cá voi được chụp ảnh trong nhà hàng ở làng Taiji, làng săn cá voi lâu đời nhất của Nhật Bản ngày 2/6/2008. Ảnh: Reuters / Issei Kato.
Chiến dịch mới đây nhất của thành phố Kushiro là nghiên cứu đầu tiên trong khu vực mà Tòa án công lý quốc tế đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá voi trên quy mô lớn vào tháng Ba. Vì thế tòa cũng yêu cầu Nhật Bản phải xem xét lại chương trình “nghiên cứu” này.
Ngược lại với Tòa án Quốc tế, Chính phủ Nhật Bản ủng hộ chiến dịch đánh bắt cá voi. Báo chí Nhật Bản đưa tin, Tokyo có kế hoạch đệ trình chương trình sửa đổi với góc độ khoa học để đưa lên Ủy ban cá voi Quốc tế (IWC) vào ngày 15/ 9 trong cuộc họp chung tại Slovenia.
Theo đó, Tokyo báo cáo kế hoạch cắt giảm số lượng cá voi định đánh bắt trong suốt chiến dịch và ngừng săn bắt các loài động vật có vú lớn như cá voi lưng gù. Nếu chương trình sửa đổi của Nhật Bản được chấp thuận, chiến dịch nghiên cứu cá voi Nam Cực có thể bắt đầu vào cuối năm 2015.
Trước đó, thông tin từ  Quỹ Quốc tế về Bảo vệ động vật cho biết: Các đội tàu đánh bắt cá của Nhật Bản khởi hành hai lần mỗi năm, 30 cá mũi nhọn đã bị đánh bắt tại Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Tháng Bảy, 90 cá voi sei và 25 cá voi Bryde đã bị săn bắt. Trong suốt chiến dịch Bắc Thái Bình Dương, tàu săn cá voi có thể giết chết 200 cá voi mũi nhọn, 50 Bryde, 100 cá voi sei và 10 cá nhà tang.
Chiến dịch của Nhật Bản có thể sẽ gặp phải sự phản đối kịch liệt từ Úc và New Zealand, cả hai nước đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các loài đang bị đe dọa. Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại học Vermont cho thấy cá voi có khả năng hỗ trợ và ảnh hưởng đến hệ sinh thái đại dương.

Gấu trắng xâu xé xác cá voi

- Mỗi ngày, có khoảng 80 chú gấu tới làng Kaktovik để ăn xác cá voi do thợ săn để lại.

Gấu Bắc cực cùng đánh chén đầu cá voi do thợ săn Inupiat để lại.
Gấu Bắc cực cùng đánh chén đầu cá voi do thợ săn Inupiat để lại.

Ảnh hiếm cá voi sát thủ tấn công cá heo

Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).
 Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).

Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
 Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
“Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.
 “Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.

Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.
 Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.

“Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.
 “Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.

“Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.
 “Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.

Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…
 Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…

Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.
 Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.