Nhân sâm là "thần dược", nhưng cực độc với những người sau

Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Nhan sam la

Ảnh minh họa: Internet 

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Ngoài ra, những đối tượng này không nên dùng nhân sâm
Người bị thương cảm mạo, phát sốt
Đối với người bị cảm mạo không nên dùng nhân sâm. Vì nhân sâm rất bổ khí và có thể làm người bệnh ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được khiến bệnh bị kéo dài hơn.
Người bị bệnh gan mật cấp tính
Những người bị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính hay bệnh sỏi mật,… được khuyến cáo không nên dùng nhân sâm. Bởi khi dùng nhân sâm sẽ làm cho khí trệ uất kết và khiến chứng bệnh nặng thêm.
Người viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài
Những bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, không nên dùng nhân sâm vì sẽ khiến tình trạng ở dạ dày và ruột bị nặng thêm thay vì bồi bổ đấy nhé!
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết
Chứng viêm loét dạ dày là do dịch vị tiết ra quá nhiều. Trong đông y gọi đây là hiện tượng khí trệ vị hỏa khiến sinh ra nhiệt và xuất huyết. Để chữa trị bệnh này cần phải hòa khí huyết mà nhân sâm lại có tác dụng bổ khí, làm khí huyết càng thinh lên. Việc này sẽ khiến bệnh càng thêm trở nặng.
Người bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu
Người bị bệnh lý này trong đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Để điều trị cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Mà nhân sâm lại làm cho thương âm động hỏa và khiến hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.
Nhan sam la
 Ảnh minh họa: Internet
Người bị cao huyết áp
Người bị cao huyết áp cần đặc biệt tránh sử dụng nhân sâm. Bởi dược liệu này có hai tác dụng với huyết áp là khi dùng liệu lượng nhỏ sẽ khiến bị tăng huyết áp, còn liệu lượng lớn lại hạ huyết áp. Nói chung người bị huyết áp không dùng Nhân Sâm.
Nam giới hay bị di tinh, bị xuất tinh sớm
Nhân sâm có tác dụng thúc đẩy kích thích tố tình dục mà nam gới hay bị di tinh và sớm xuất tinh sẽ nhạy cảm và dễ bị kích thích mạnh về tình dục. Nếu uống nhân sâm sẽ khiến tình trạng xuất tinh quá sớm trở nặng.
Người có bệnh về hệ thống miễn dịch
Những người bị bệnh về hệ thống miễn dịch như mụn nhọt, viêm khớp dạng thấp, ban đỏ,… cần tránh dùng nhân sâm. Vì nhân sâm có thể làm kháng thể tăng lên nhiều, kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Hy hữu cây nhân sâm nở hoa sau 7 năm ngâm rượu

(Kiến Thức) - Một cây nhân sâm bất ngờ nở hoa xanh biếc dù được ngâm trong bình rượu hơn 7 năm qua được phát hiện tại Trung Quốc.

Ngày 26/12 mới đây, một người đàn ông ở Sơn Đông, Trung Quốc phát hiện củ nhân sâm mà ông ngâm rượu trong suốt 7 năm qua đột nhiên ra một chùm hoa màu xanh biếc rất lạ mắt.
Hy huu cay nhan sam no hoa sau 7 nam ngam ruou
 Ảnh: Chinanews.

Suýt mất mạng vì rượu ngâm "nhân sâm" quý hiếm

Không ít người nhập viện vì ăn, uống rượu ngâm gốc thương lục có độc nhưng tưởng nhầm đó là nhân sâm.

Đầu tháng ba, bệnh viện Đa khoa Tân Kỳ vừa tiếp nhận 3 cha con ông Nguyễn Văn S. (53 tuổi, xã Phú Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) vì liên hoan bằng rượu ngâm "nhân sâm". Sau khi uống 1-2 chén rượu, cả 6 người có mặt tại buổi liên hoan đều rơi vào trạng thái buốt đầu, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài liên tục, chân tay co quắp...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.